Bất kể tuổi tác, giai đoạn cuộc đời hay mức lương thì việc biết cách xây dựng kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn hiểu vị trí hiện tại của mình và tạo ra một lộ trình để đưa bạn đến nơi bạn muốn dù là ngắn hạn hay dài hạn. Bài viết này giới thiệu kiến thức cần biết khi lập kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tài chính là gì?
Kế hoạch tài chính là một bản kế hoạch dự kiến phân bổ và xác định cách thức của doanh nghiệp sẽ đạt được các sứ mệnh và mục tiêu khác nhau của mình. Hoàn thành được các hoạt động này yêu cầu có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi xây dựng.
Lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp cần có báo cáo lời lỗ với dự kiến trong vòng 3 đến 5 năm tiếp theo và lưu chuyển tiền tệ. Cùng với đó là một bảng cân đối, đôi khi có cả phân tích và đánh giá về hòa vốn. Tất cả điều này giúp hình thành các quyết định hàng ngày của công ty.
Đồng thời, người quản lý có thể dễ dàng so sánh giữa số lượng dự báo với kết quả thực tế. Từ đó cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết về tình hình sức khỏe và hiệu quả của hoạt động tài chính tổng thể của doanh nghiệp.
Các hoạt động được đề cập trên có một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào bởi nó thiết lập các mục tiêu tài chính doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của một kế hoạch tài chính đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp việc lập kế hoạch tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bởi nó gắn liền trực tiếp với các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và cách thức doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực để đạt mục tiêu tài chính đó.
Việc lập kế hoạch tài chính tiêu tốn rất nhiều thời gian và nhân sự vì nó đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính gồm có các mục tiêu tài chính và các phương pháp sử dụng các nguồn lực tài chính để đạt mục tiêu theo cách hiệu quả nhất nhất. Kế hoạch tài chính tập hợp từ các báo cáo tài chính và thường được hiển thị trong nhiều dạng biểu mẫu hoặc sơ đồ.
Kế hoạch tài chính theo giai đoạn đôi khi được chia thành hai loại đó là ngắn hạn (1 năm) và dài hạn (3 đến năm năm).
Xem ngay:
- Có nên đầu tư vào chứng khoán quốc tế hay không?
- Những điều cần biết về penny stock trước khi đầu tư
- Chứng khoán cơ sở là gì? Điểm khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và phái sinh
- Cổ phiếu ngân hàng là gì? Lý do nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng?
- Những điều bạn nên biết về thị trường chứng khoán Châu Á
Vai trò lập kế hoạch tài chính
Đối với doanh nghiệp
Một bản kế hoạch tài chính sẽ tiết lộ các giả định đằng sau mỗi dự báo, điều này quan trọng để tìm ra lý do tại sao mà các kỳ vọng và triển khai dường như không giống như thực tế. Nói cách đơn giản hơn là bạn sẽ nắm được những gì bạn đang làm rất tốt và những cái làm sai ở đâu.
Lập kế hoạch tài chính cũng chỉ ra khả năng xảy ra sự thiếu hụt ở đâu để quản lý điều chỉnh dự báo doanh thu và chi phí nhằm tránh sự thiếu hụt hay đảm bảo rằng doanh nghiệp sẵn có những khoản dự phòng khác chẳng hạn như tiết kiệm, …
Giúp nhà đầu tư đánh giá tính khả thi trong phương án về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào kế hoạch tài chính, từ đó tạo cơ hội tìm kiếm đối tác thích hợp hoặc có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn bên ngoài.
Kế hoạch tài chính có cốt lõi là hướng về tương lai, cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp xác định rõ ràng hơn những gì cần thiết để duy trì sự tăng trưởng và luôn đi trước đối thủ cạnh tranh. Lập kế hoạch tài chính giúp cải thiện liên tục hiệu suất của doanh nghiệp.
Căn cứ vào kế hoạch tài chính, các nhà quản lý hoặc ban lãnh đạo có thể tiến hành các kế hoạch ngân sách hợp lý và kiểm soát các khoản chi tiêu, giảm thiểu sự lãng phí.
Đối với cá nhân
- Tạo nguồn tài chính ổn định trong cuộc sống, không áp lực nặng về vấn đề sinh hoạt hằng ngày.
- Dễ dàng đạt mục tiêu cá nhân trong sự nghiệp và tự do về tài chính.
- Có cơ hội đầu tư tài chính tốt và chủ động xử lý rủi ro về cuộc sống.
- Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc.
Cách lập kế hoạch tài chính hoàn hảo
Bước 1: Xác định rõ tình hình tài chính
Thiết lập kế hoạch tài chính theo độ tuổi
Đối với độ tuổi từ 20 – 30 là giai đoạn bắt đầu có thu nhập ổn định và mục tiêu tương lai rõ ràng, vì thế việc lên kế hoạch tài chính cũng trở nên quan trọng. Tuy nhiên hầu hết ở độ tuổi này thường hay gặp nhiều vấn đề tài chính bởi họ thường chỉ quan tâm đến học tập và ý tưởng kinh doanh cũng như chưa nhận thức rõ ràng về sự cần thiết của việc tích lũy.
Để có thể quản lý tốt tài chính cá nhân bạn nên tạo cho mình một bản kế hoạch chi tiêu theo tỷ lệ 30/20/50 trong đó là 20% tiết kiệm, 30% giải trí, học tập và 50% cho các nhu cầu thiết yếu. Đây chỉ là phương pháp chi tiêu để bạn tham khảo, phụ thuộc vào điều kiện tài chính mà bạn có thể chia cho mình tỷ lệ hợp lý.
Đối với độ tuổi 40 – 50 thì đây là giai đoạn đỉnh cao của mức thu nhập, tuy nhiên đa số ở giai đoạn cũng phải đối mặt về việc chi tiêu lớn cho gia đình và cả cá nhân.
Vì vậy các bạn nên bắt đầu lập kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu ngay bây giờ bằng cách trích 2 – 3% thu nhập trước rồi dần dần nâng tỷ lệ lên theo thời gian. Nếu muốn tối ưu hóa khoản tiền này, bạn có thể tham gia vào đầu tư ít rủi ro hơn như mua cổ phiếu của tập đoàn uy tín và nguồn vốn mạnh.
Hiểu rõ về tình hình tài chính hiện tại
Đầu tiên bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của mình bằng việc liệt kê toàn bộ tài sản như khoản đầu tư, tiền mặt, tiền tiết kiệm, … Sau đó liệt kê các khoản nợ cần phải trả như khoản thế chấp, tín dụng, …
Lấy tài sản trừ đi nợ sẽ ra tổng tiền còn lại và lúc này nó vẽ lên tình hiện tại của bản thân một cách rõ nét. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch tài chính hợp lý với điều kiện và nhu cầu của mình.
Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính
- Mục tiêu nhà cửa: Trong tương lai bạn muốn chuyển đến căn chung cư rộng hơn.
- Mục tiêu về nhu cầu sống và học tập như đi du lịch, giải trí, mua sắm các thiết bị tiện ích hay các khoản tiền cho con học đại học trường tốt.
- Mục tiêu về hưu: Đây là một mục tiêu rất cần thiết cần được đặt ra bởi ở độ tuổi này đã hết tuổi lao động, vì thế cần có khoản đề phòng trong tương lai như khi bị ốm đau hay định kỳ đi du lịch.
- Mục tiêu đầu tư: Các khoản tiền tiết kiệm bạn có thể đem đi đầu tư để sinh lời vì khoản này dùng dự phòng rủi ro khi xảy ra lạm phát, thất nghiệp, …
Tất cả các khoản mục tiêu bạn đã vạch ra có thể thấy việc lập kế hoạch tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là phải quyết tâm để thực hiện và nếu cuộc sống hay thu nhập có sự thay đổi bạn cần điều chỉnh ngay bản kế hoạch để đạt được kết quả như mong muốn.
Bước 3: Quản lý dòng tiền chi tiêu mỗi tháng
Bạn cần xem xét thu nhập hiện tại của bạn đang ở mức nào để có thể chi tiêu mỗi tháng cho các khoản cố định tối hiểu nào?
Đối với cá nhân hay một gia đình thường có khoảng chi tiêu tối thiểu mỗi tháng sẽ gồm chi phí nhà ở, điện nước, ăn uống, xăng xe, … Hãy tính toán số tiền tối thiểu bỏ ra cho khoản này là bao nhiêu.
Theo chuyên gia tài chính thì hãy chi tiêu 50% tổng tiền lương cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho nhu cầu mong muốn (quần áo, giải trí, …) 20% còn lại cho vào tiết kiệm và trả nợ.
Kết luận
Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp đảm bảo sự cân bằng phù hợp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Nó cho phép tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân thích ứng với các điều kiện thị trường thay đổi. Top Forex VN mong rằng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ về kế hoạch tài chính cũng như như đưa ra một bảng kế hoạch chi tiết và hợp lý để đạt kết quả như mong muốn.