Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra cảnh báo vào hôm thứ Ba (9/1) rằng tăng trưởng toàn cầu vào năm 2024 sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp, kéo dài tình trạng nghèo đói và làm suy giảm mức nợ ở nhiều nước đang phát triển.
Bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tiếp đó là cuộc chiến ở Ukraine cùng với lạm phát và lãi suất tăng đột biến trên toàn thế giới, nửa đầu những năm 2020 có vẻ như sẽ là nửa thập kỷ tồi tệ nhất trong 30 năm qua.
GDP toàn cầu có thể tăng 2,4% trong năm nay, World Bank dự báo trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất. Con số đó so với 2,6% vào năm 2023, 3,0% vào năm 2022 và 6,2% vào năm 2021 khi có sự phục hồi khi đại dịch kết thúc.
Phó Kinh tế trưởng Ayhan Kose của Ngân hàng Thế giới nói với các phóng viên rằng điều đó sẽ khiến giai đoạn 2020-2024 tăng trưởng yếu hơn so với những năm xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 và suy thoái vào đầu những năm 2000.
World Bank cho biết nếu loại trừ sự suy giảm do đại dịch năm 2020, tốc độ tăng trưởng năm nay được coi là yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Tổ chức này dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ cao hơn một chút ở mức 2,7%, nhưng con số này thấp hơn so với dự báo tháng 6 là 3,0% do dự đoán tốc độ chậm lại ở các nền kinh tế tiên tiến.
Mục tiêu chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực của World Bank vào năm 2030 hiện nay phần lớn nằm ngoài tầm với, khi hoạt động kinh tế bị cản trở bởi các xung đột địa chính trị.
Nhà kinh tế trưởng Indermit Gill của World Bank cho biết: “Nếu không có sự điều chỉnh lớn, những năm 2020 sẽ trôi qua như một thập kỷ cơ hội bị lãng phí”.
Ông Gill nói thêm: “Tăng trưởng trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu, khiến nhiều nước đang phát triển – đặc biệt là những nước nghèo nhất – mắc kẹt trong bẫy nợ, với mức nợ tê liệt và khả năng tiếp cận thực phẩm khó khăn đối với gần một phần ba dân số”.