Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn các mệnh giá tiền Việt Nam qua thời kỳ lịch sử. Đồng tiền Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử lâu dài theo đó là sự đổi mới và tiến bộ. Nếu như những ai muốn tìm hiểu về giá trị bản sắc dân tộc cũng như có sở thích sưu tầm tiền Việt Nam thì hôm nay Top Forex VN sẽ giới thiệu về sách tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ trong bài viết dưới đây
Tiền giấy việt Nam qua các thời kỳ lịch sử – mệnh giá tiền Việt Nam
Tiền Thông bảo hội sao
Ra đời vào năm 1393 vào thời nhà Hồ Quý Ly có thể được xem là tờ tiền đầu tiên trong lịch tiền Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nền kinh tế chưa phát triển và không thực sự phát triển nên các chính sách sản xuất tiền giấy đã thất bại, thay vào đó là những đồng xu hoặc mua bán bằng hàng hóa, vật chất.
Tiền Đông Dương
Tiền Đông Dương cho ra đời vào những năm 1885 -1954, Đông Dương lúc đó còn nằm dưới sự cai trị của Pháp. Các mệnh giá tiền Việt Nam lúc ấy 100 đồng bạc được xem là tiền giấy chính thức được phát hành và lưu hành.
Trên tờ 100 đồng bạc có in hình ba cô thiếu nữ cùng với trang phục truyền thống đại diện cho tình hữu nghị ba nước Lào – Campuchia – Việt Nam. Ngoài ra, tại thời điểm đó, còn sử dụng thêm tờ tiền 1 đồng nhưng nó có giá trị cực kỳ thấp.
Tiền giấy bạc Cụ Hồ
Được phát hành và lưu hành khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào năm 1947. Sự ra đời của tiền giấy bạc Cụ Hồ đã khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành.
Lý do, được gọi là tiền giấy bạc cụ Hồ vì mặt trước của tờ tiền có in hình cụ Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) và kèm dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” in chữ quốc ngữ, hán ngữ. Mặt sau có in hình công – nông – binh với các số ghi mệnh giá bằng tiếng Ả Rập hoặc chữ hán, Lào, Campuchia. Tại thời điểm đó, các mệnh giá tiền Việt Nam có thể kể đến như tiền giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và 500 đồng.
Tiền ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1951 và ở miền Bắc. Đây chính là đơn vị chính thức quản lý kho bạc, dòng tiền, phát hành tiền cũng như nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Các mệnh giá được in vào thời điểm đó là:1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng. Ngoài ra, chính phủ bắt đầu vào công cuộc trao đổi tiền, dùng 1 đồng tiền mới để đổi lấy 10 đồng tiền giấy bạc Cụ Hồ mục đích để thu hồi các loại tiền Việt Nam cũ và lưu hành hoàn toàn tiền giấy mới.
Và đặc biệt, Với sự thay đổi ngoạn mục từ 2/1959 đến 10/1960, tỷ giá 1 đồng tiền ngân hàng quốc gia đã đổi được 1,36 rúp (Liên Xô) và tương đương với 1,2 đô la (Mỹ).
Cho đến những năm 1954 – 1975 khi nước ta chia làm 2 miền, đồng tiền cũng có thay đổi nhưng vẫn gọi chung là tiền đồng. Cũng trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện tình trạng in tiền giả.
Tiền giải phóng 1975
Sau ngày đất nước giải phóng 30/04/1975, tiền lưu hành trong miền Nam bị mất giá và tiến hành phát hành tiền mới dưới tên Tiền Giải phóng. Tiếp tục thu hồi các tờ tiền cũ và lưu thông tiền mới, tương tự với 1 đồng tiền giải phóng bằng 500 đồng tiền cũ và bằng 1 đô la vào thời điểm đó.
Đến năm 1978, khi nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, từ đó mệnh giá tiền cũng thay đổi. Đồng thời, nhà nước phát hành thêm các mệnh giá tiền Việt Nam như: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng và 100 đồng.
Mệnh giá tiền năm 1985
Vào năm 1985, trước tình hình kinh tế phức tạp cũng như nguồn tiền mặt khan hiếm, khi ấy nhà nước đã thực hiện chính sách 10 đồng tiền cũ thành 1 đồng tiền hoàn toàn mới. Ngoài ra, còn phát hành các mệnh giá khác như 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng để giải quyết tình hình lúc bấy giờ.
Mệnh giá tiền Việt Nam thế kỷ XX
Vào giai đoạn đó, tiền giấy được in bằng giấy cotton và có thêm nhiều mệnh giá hơn qua các năm qua có thể kể đến là:
- Năm 1990: Các tờ tiền có mệnh giá 10.000 và 20.000
- Ngày 15 tháng 10 năm 1994: phát hành tờ tiền 50.000
- Ngày 1 tháng 9 năm 2000: phát hành thêm tờ tiền 100.000
Vào thời kỳ ấy, tiền xu cũng đang sử dụng nhưng chỉ trong một vài năm, nó không còn phù hợp để lưu thông trên thị trường với thời đại này. Vì vậy tất cả tờ tiền đã được thu hồi và xếp vào vật lưu niệm.
Tiền Polymer
Hiện nay, các tờ tiền được sản xuất chủ yếu bằng polymer với các mệnh giá tiền Việt Nam như 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng thay thế các mệnh giá trước đây. Ngoài ra, nhà nước vẫn giữ lại tiền giấy có mệnh giá dưới 5.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng) để thuận tiện khi giao dịch tài chính.
Tiền xu cổ xưa của Việt Nam qua các thời đại
Năm 1945 – 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phát hành bộ tiền xu gồm các mệnh giá là 5 xu, 20 xu, 1 đồng, 2 đồng. Tuy nhiên mệnh giá 2 đồng xu được làm từ chất liệu đồng thau, còn các đồng xu còn lại làm từ nhôm.
Năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho phát hành thêm ba đồng tiền nhôm có mệnh giá gồm 1 cent, 2 cent, 5 cent. Mặt trước của đồng tiền này có in quốc huy và ở giữa là một lỗ tròn lớn.
Năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại cho phát hành thêm các mệnh giá 1 xu trở lên. Cho đến năm 2003, cho lưu thông những đồng tiền có các mệnh giá 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng. Trong đó 200 và 500 đồng làm từ thép mạ niken, 1.000 và 2.000 đồng làm từ thép mạ đồng, chỉ có 5.000 đồng làm bằng hợp kim đồng nhôm niken.
Hiện nay có các mệnh giá tiền Việt Nam nào?
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà hơn 23 quốc gia trên thế giới lưu thông in tiền bằng chất liệu polymer. Vì những ưu điểm nổi trội của nó như độ bền cao, khả năng chống nước, khó làm giả, phù hợp sử dụng trong các thiết bị công nghệ hiện đại (ATM, máy tính tiền,…). cách nhận biết và các mệnh giá tờ tiền Việt Nam hiện nay
Mệnh giá 500.000 đồng
- Phát hành vào năm 2003
- Màu sắc: lơ tím sẵm tổng thể
- Hình ảnh: Mặt trước có in dòng chữ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kèm một hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau thì in chữ dòng chữ Ngân hàng nhà nước Việt Nam kèm theo hình ảnh nơi ở của chủ tịch tại Kim Liên. Đây cũng chính là trong các mệnh giá tiền Việt Nam cao nhất hiện nay.
Mệnh giá 200.000 đồng
- Phát hành: 2006
- Màu sắc: nâu đỏ
- Hình ảnh: Mặt trước in giống như mệnh giá 500.000 đồng, còn phía sau là hình ảnh vịnh Hạ Long.
Mệnh giá 100.000 đồng
- Phát hành: 2004
- Màu sắc: màu xanh lá đậm nhạt hòa lẫn vào nhau.
- Hình ảnh: Mặt trước giống mệnh giá 500.000 đồng, phía sau in hình văn miếu Quốc Tử Giám
Mệnh giá 50.000 đồng
- Phát hành: Năm 2003
- Màu sắc: Nâu tím đỏ
- Hình ảnh: Mặt sau được in hình ảnh di tích Nghênh Lương Đình – Phu Văn Lâu Huế. Trong đó Nghênh Lương Đình nơi nghỉ chân của vua thời Nguyễn trước khi lên thuyền rồng hóng mát, còn Phu Văn Lâu là nơi để công bố kết quả của các cuộc thi và đồng thời cũng là nơi ra các chiếu dụ quan trọng của đất nước vào thời điểm đó.
Mệnh giá 20.000 đồng
- Phát hành: năm 2006
- Màu sắc: Xanh lơ đậm
- Hình ảnh: Mặt sau có in hình ảnh của chùa Cầu tại Hội An – Quảng Nam
Mệnh giá 10.000 đồng
- Phát hành: năm 2006
- Màu sắc: nâu sẫm trên nền màu vàng xanh
- Hình ảnh: phía sau được in hình mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Đây chính là nguồn cung dầu mỏ chủ yếu tại Việt Nam.
Mệnh giá 5.000 đồng
- Phát hành: năm 1993
- Màu sắc: xanh lơ sẫm
- Hình ảnh: Mặt sau là in hình thủy điện Trị An – sông Đồng Nai. Một nhà máy thủy điện toàn cầu mang tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô.
Mệnh giá 2.000 đồng
- Phát hành: năm 1989
- Màu sắc: nâu sẫm
- Hình in: Các cô công nhân làm việc tại nhà máy dệt Nam Định. Đây là nhà máy dệt lớn nhất ở Đông Dương và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong thời kỳ cách mạng.
Mệnh giá 1.000 đồng
- Phát hành: năm 1989
- Màu sắc: tím trắng
- Hình in: những người lao động cưỡi voi và khai thác gỗ ở Tây Nguyên
Mệnh giá 500 đồng
- Phát hành: năm 1989
- Màu sắc: đỏ cánh sen
- Hình in: Cảng Hải Phòng tại quận Hồng Bàng và Ngô Quyền của thành phố Hải Phòng.
- Tuy nhiên, hiện tại mệnh giá 500 đồng ít được sử dụng và nó đang dần bị thu hồi.
Kết luận về mệnh giá tiền Việt Nam
Bài viết trên đây đã chia sẻ tất tần tật về thông tin liên quan đến các mệnh giá tiền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Top Forex VN hy vọng rằng có thể giúp các bạn có thêm kiến thức về lịch sử tiền giấy của đất nước ta.