Chỉ số VNIndex là gì mà chúng được phản ánh được các biến động của thị trường chứng khoán, ngoài ra còn giúp nhà đầu tư lựa chọn nhóm ngành, cổ phiếu có lợi nhuận cao. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về chỉ số VNIndex (VN-Index là gì) qua bài viết dưới đây.
- Chỉ số Nikkei 225 là gì? Kiến thức cơ bản cần nắm
- Cổ phiếu thưởng là gì? Mục đích và ý nghĩa phát hành cổ phiếu thưởng
- EA là gì? Cách sử dụng EA trong Forex
- Backtesting là gì? Cách vận hành của Backtesting
- Những thông tin cần biết về giấy phép FSA
Chỉ số VN Index là gì?
Chỉ số VNIndex được tổng hợp và tính toán dựa trên biến động giá hàng ngày của tất cả các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Chỉ số VNIndex có công dụng dùng để phân tích, đánh giá sự biến động của thị trường và giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hơn.
HOSE là tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên tại Việt Nam và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Về dài hạn, thị trường vẫn lạc quan mặc dù có một số biến động ngắn hạn trong năm 2019 do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và năm 2020, 2021 với đại dịch COVID-19. Do đó, bạn cần xác định khẩu vị rủi ro của mình để có chiến lược đầu tư dài hạn hay ngắn hạn.
Nếu đầu tư dài hạn từ 3 – 5 năm thì chứng khoán là kênh đầu tư có tỷ suất sinh lợi bình quân hàng năm lên đến 14%.
Trong vòng 10 năm (2010-2020), cổ phiếu có 4 lần đạt tỷ suất lợi nhuận trên 10%, đỉnh điểm là 50% vào năm 2017, cao hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác như vàng, trái phiếu và gửi tiết kiệm (6 – 8%).
Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến sẽ tăng 1200 điểm (Vn-Index). Với việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng và giao dịch trong ngày (T + 0), dòng tiền ngoại sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư tích cực khiến thị trường càng sôi động hơn.
Ý nghĩa của chỉ số VN Index là gì?
So sánh thị trường chứng khoán Việt Nam với các nước khác
Biểu đồ VNIndex giúp nhà đầu tư có thể so sánh, đánh giá mức độ tăng trưởng của VN-Index với các nước trong khu vực và hiểu ý nghĩa các chỉ số chứng khoán Việt Nam.
Với chỉ số P/E của VNIndex do TVSI tổng hợp tháng 5/2021, kết hợp với bối cảnh kiểm soát dịch bệnh, chúng ta thấy P/E đang được định giá thấp hơn so với khu vực, với P/E = 13,8. Thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm hiện tại vẫn hấp dẫn.
Phân tích nhóm ngành với VNIndex
VnIndex giúp nhà đầu tư lựa chọn nhóm ngành có chỉ số tăng mạnh để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ, vào tháng 5/2021, các ngành ảnh hưởng đến mức tăng của Vn-Index bao gồm Ngân hàng, Vật tư, Dịch vụ Tài chính, Dịch vụ Phần mềm và Năng lượng. Do đó, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để cân nhắc lựa chọn nhóm cổ phiếu tốt.
Dùng VNIndex phân tích sự tăng trưởng của cổ phiếu
Sau khi lựa chọn những ngành có tiềm năng tăng trưởng, nhà đầu tư có thể lựa chọn một số cổ phiếu “mạnh” bằng cách so sánh mức tăng trưởng của cổ phiếu đó với mức tăng của chỉ số VNIndex.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VNIndex là gì?
Tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư
Thông thường, tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ số VNIndex bởi vì giá của một cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường.
Ví dụ như, cuối tháng 6/2021, chỉ số VNIndex đạt 1400 điểm, mức cao nhất trong lịch sử. Dựa vào đó có thể thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan với thị trường và họ sẽ tiếp tục rót vốn để kiếm lời.
Dưới đây là một số diễn biến của VNIndex dựa trên tâm lý nhà đầu tư về các sự kiện xảy ra từ đầu năm 2021 do Mirae asset tổng hợp. Nhà đầu tư có thể tham khảo để hiểu thêm về sự biến động của chỉ số thị trường được phản ánh qua các sự kiện thực tế.
Sự biến động của nền kinh tế
Chỉ số VNIndex không chỉ cho chúng ta thấy được tâm lý của nhà đầu tư mà còn thể hiện tình hình của nền kinh tế thời điểm đó đang phát triển hay suy thoái. Khi nền kinh tế có sự phát triển, thì cơ cấu tài chính của doanh nghiệp tốt, làm nhà đầu tư quan tâm đến chứng khoán như một kênh đầu tư sinh lời. Điều này làm cho chỉ số VNIndex tăng điểm.
Ví dụ: Từ năm 2016 đến đầu năm 2018 khi nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển tích cực, số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch tăng khiến VNIndex tăng từ 600 đến hơn 1000 điểm.
Kinh tế vĩ mô ổn định cũng là một yếu tố giúp VN Index tăng trưởng ổn định, chỉ số lạm phát là một ví dụ. Phần lớn chỉ số VNIndex sẽ diễn biến ngược chiều so với chỉ số CPI, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu CPI những năm gần đây ổn định thì dù có tăng thì VNIndex vẫn có thể tăng trưởng tương ứng.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập của một doanh nghiệp là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu sẽ có tác động tương tự như VN Index. Giá cổ phiếu tăng nếu lợi nhuận của công ty tăng, và ngược lại, giá cổ phiếu giảm nếu lợi nhuận của công ty giảm hoặc tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng, nếu tốc độ tăng giá mạnh hơn tốc độ tăng trưởng của công ty thì nên thận trọng. Vì nếu vậy, bạn sẽ mua quá mức nếu chỉ mua số lượng lớn, vì vậy bạn cần xác định xem giá thị trường có khớp với giá trị thực tế hay không.
Cách tính chỉ số VNIndex là gì?
Cách tính điểm VN Index là gì? VNIndex = (Giá trị thị trường hiện tại / Giá trị thị trường gốc) x 100.
Trong đó:
Giá trị thị trường = Số lượng cổ phiếu được niêm yết x Giá thị trường của cổ phiếu.
Vốn hóa thị trường sẽ được điều chỉnh trong trường hợp số lượng cổ phiếu trên thị trường thay đổi, ví dụ niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có sự thay đổi về vốn niêm yết.
Tần suất tính toán: 1 phút / lần, cập nhật theo thời gian thực (áp dụng cho tất cả các chỉ số khác).
VNIndex là chỉ số được nhiều nhà đầu tư theo dõi nhất, có thể nói VNIndex là chỉ số đại diện cho thị trường chung. Để biết tình hình thị trường chứng khoán hiện đang như thế nào, bạn chỉ cần theo dõi VNIndex.
Lưu ý: Giá trị vốn hóa thị trường càng lớn thì chỉ số VNIndex càng có ảnh hưởng lớn.
Ví dụ: Nếu VIC giảm sẽ ảnh hưởng đến Vnindex và làm chỉ số giảm theo. Khi đó, cần một vài cổ phiếu khác (có giá trị vốn hóa thấp hơn VIC) tăng để chỉ số VNIndex cân bằng trở lại. Do đó, nếu muốn tác động đến thị trường chung, các nhà đầu tư lớn có thể mua hoặc bán các cổ phiếu vốn hóa lớn và tác động đến chỉ số.
Các chỉ số chứng khoán phổ biến trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)
Mỗi nhà đầu tư đều có nhu cầu, sở thích đầu tư khác nhau. Một số nhà đầu tư thích giao dịch những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, ngược lại một số thích giao dịch cổ phiếu vốn hóa lớn vì tính thanh khoản của chúng cao.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam khác nhau đóng vai trò định hướng dòng tiền đầu tư theo các nhu cầu khác nhau. Do đó, bên cạnh chỉ số VNIndex, thì sàn HOSE còn một số chỉ số khác được nhiều người quan tâm như:
- VNALL là chỉ số vốn hóa thị trường bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng các tiêu chí sàng lọc về tính đủ điều kiện, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và tính thanh khoản.
- VN30 là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của 30 công ty hàng đầu về vốn hóa thị trường và thanh khoản trong VNAllshare. Chỉ số VN30 chiếm hơn 80% giá trị vốn hóa thị trường VN
- VNMID – VNMidcap là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của 70 công ty có vốn hóa cỡ vừa ở Việt Nam, VNMID có giá trị vốn hóa trung bình sau VN30, đáp ứng các tiêu chí sàng lọc.
- VN100 là sự kết hợp 100 công ty gồm 30 công ty ở nhóm VN30 và 70 công ty nhóm VNMidcap.
- VNSML – VNSmallcap là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của các công ty quy mô nhỏ trong VNAllshare. Bao gồm cả cổ phiếu còn lại của VNAllshare, sau khi loại trừ cổ phiếu thành phần của VN100.
Điểm giống, khác nhau giữa VNIndex và VN30
Giống nhau
Cả hai chỉ số này đều có ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc chỉ số tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng phần nào đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường.
Khác nhau
- Định nghĩa
Chỉ số VNIndex là kết quả của việc so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở (ngày 28 tháng 7 năm 2000). Nói một cách đơn giản, chỉ số VN Index cho chúng ta biết giá trị vốn hóa của thị trường hiện tại đã thay đổi bao nhiêu lần so với giá trị vốn hóa khi giao dịch ngày đầu tiên.
Còn VN30 chính là kết quả đo lường sự thay đổi giá trị vốn hóa thị trường của 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phương pháp định giá
Phương pháp tính giá VN Index về cơ bản dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE mà không tính đến rổ cổ phiếu tự do trên thị trường (free float), cũng như chưa có cơ chế kiểm soát và phân tích mức độ ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu lớn chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số.
Trong khi đó, chỉ số VN30 giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên. Thông thường, rổ cổ phiếu trong nhóm VN30 sẽ chiếm hơn 80% tổng vốn hóa thị trường.
Qua đó, phản ánh chính xác hơn biến động giá cổ phiếu trên toàn thị trường. Và chúng cũng được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các sản phẩm mới hoặc quỹ đầu tư.
Nhược điểm của chỉ số VNIndex
Nhược điểm lớn nhất của chỉ số VNIndex là lấy toàn bộ vốn hóa thị trường của tất cả các công ty đang được niêm yết trên thị trường. Chính vì thế, một số công ty vốn hóa lớn như VIC có thể tác động lớn đến sự tăng hoặc giảm của chỉ số. Hoàn toàn ngược lại khi một số công ty có giá trị vốn hóa lớn thì khối lượng free float lại khá nhỏ. Nhưng chúng có ảnh hưởng đến chỉ số.
Kết luận
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng chỉ số VNIndex hiện đang là chỉ số quan trọng và lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VNIndex giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và nhanh về thị trường chứng khoán của Việt Nam hơn.