Trong phân tích thị trường tài chính, có khá là nhiều mô hình giá có hình dáng độc đáo và mẫu cốc tay cầm là một trong những số đó. Các nhà giao dịch đánh giá rằng mô hình này khá đáng tin cậy trong việc dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai. Bài viết sau đây chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn về mô hình Cup and Handle và cách phát hiện mô hình cốc cầm tay chứng khoán trong bài viết này.
Mô hình cốc cầm tay chứng khoán là gì?
Mô hình cốc cầm tay còn biết đến một tên gọi khác là Cup and Handle, đây là một dạng mẫu biểu đồ đóng vai trò quan trọng giúp các nhà giao dịch chứng khoán nắm bắt được sự bùng nổ và đột phá của giá cổ phiếu.
Mô hình này được phát hiện vào năm 1960 bởi nhà đầu tư huyền thoại tại Mỹ – William J.O’Neil. Ban đầu dựa theo cách thức hoạt động của nó, ông đặt tên là Saucer with platform nhưng sau một thời gian đã đổi thành Cup and handle và kể từ đó, nó trở thành mô hình phổ biến hơn.
Các thành phần mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán
Giống như tên gọi, mô hình cốc cầm tay chứng khoán được chia làm hai thành phần chính đó là phần cốc và tay cầm. Phần cốc có hình dạng vòng cung hay hình chữ U và thường hình thành trong vòng 6 tháng, đặc biệt hai miệng cốc có thể bằng hay không. Còn phần tay cầm thì khoảng thời gian tạo thành ngắn hơn và thường là vài tuần. Chi tiết như sau:
Phần cốc (Cup)
- Được hình thành sau xu hướng tăng ít nhất 30%. Giai đoạn này có thể được coi là điểm khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá tăng giá ngay sau khi tay cầm được xác nhận hoàn chỉnh.
- Ban đầu, thị trường đang trong xu hướng tăng và sau đó bắt đầu giảm dần hình thành thân cốc bên trái.
- Một thời gian sau, giá di chuyển xuống đáy cốc và bắt đầu điều chỉnh lên trên để hoàn thành thân cốc bên phải.
- Thời gian để hình thành thân cốc thường từ 7 đến 65 tuần, có thể là trong vòng 3-6 tháng.
- Độ cao từ miệng đến đáy cốc thường 12 – 15% hay thậm chí có thể lên đến 33% so mức giá tại miệng cốc. Tuy nhiên các mô hình có tỷ lệ lớn hơn 50% sẽ dễ bị thất bại.
- Đỉnh cốc bên phải và trái không nhất phải bằng nhau.
Phần tay cầm (Handle)
Sau khi phần cốc được hoàn thành, thị trường sẽ trải qua một đợt giảm giá nhẹ với độ sâu chung là 1/3 chiều cao cốc. Cần lưu ý rằng độ sâu này không lớn hơn 1/2 độ sâu của cốc.
Sau khoảng thời gian tích lũy từ 1 đến 4 tuần, giá điều chỉnh lên để tạo thành một tay cầm hoàn chỉnh. Sau đó, nếu giá tiếp tục tăng để thoát ra khỏi tay cầm, đây là lúc mô hình cốc cầm tay chứng khoán được xác nhận.
Điểm nhận dạng mô hình cốc cầm tay chứng khoán
Đây là một mô hình giá hiếm khi xuất hiện nhưng khi nó xuất hiện lại mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Do đó, mô hình này được phát hiện càng sớm thì càng có lợi cho các nhà đầu tư. Mô hình cốc cầm tay chứng khoán có hình dạng khác biệt so với các mẫu khác nên việc nhận dạng cũng khá đơn giản.
Dưới đây là một điểm nổi bật các bạn cần lưu ý:
- Đầu tiên là một mô hình có hình dạng như một cái cốc với tay cầm. Trong một vài trường hợp, phần tay cầm có thể không được hình thành khi giá tăng, chứ không phải là một sự điều chỉnh nhẹ. Tuy vẫn được xem là một dạng mô hình cốc – tay cầm nhưng nó thường có tỷ lệ thành công tương đối thấp.
- Thứ hai, mô hình thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng nhưng vị trí tạo nên mô hình không còn quá quan trọng.
- Tiếp theo là đáy cốc thường có hình dạng như một vòm hình chữ U và nó sẽ mang lại độ tin cậy cao hơn hình chữ V.
- Cuối cùng, độ sâu của tay cầm không quá 50% độ sâu của thân cốc.
Trên thực tế thì khi giao dịch với mô hình trên biểu đồ sẽ xấu hơn nhiều và rất khó để nhận dạng nó so với trong lý thuyết. Vì thế hãy cận thận quan sát cũng như phân tích thật kỹ lưỡng để đảm bảo sử dụng mô hình chính xác nhất.
Xem ngay:
- Đầu tư lướt sóng chứng khoán là gì? Có nên đầu tư lướt sóng hay không?
- Chứng khoán phái sinh là gì? Lợi ích và rủi ro của chúng
- Có nên đầu tư vào chứng khoán quốc tế hay không?
- Những điều cần biết về penny stock trước khi đầu tư
- Chứng khoán cơ sở là gì? Điểm khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và phái sinh
Cách giao dịch với mô hình cốc cầm tay
Khi mô hình Cup and Handle hoàn tất, sự phá vỡ giá từ tay cầm có thể tăng / giảm hàng trăm pips. Do đó, khi mô hình này xuất hiện, các nhà giao dịch phải nắm bắt cơ hội ngay lập tức để tìm kiếm lợi nhuận. Đối với mô hình thuận, các nhà giao dịch sẽ vào lệnh mua để bắt kịp xu hướng tăng và với mô hình ngược lại, các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm một lệnh bán.
Có 3 cách để giao dịch với mô hình cốc cầm tay chứng khoán đang được nhiều các nhà giao dịch áp dụng như sau:
Phương pháp 1: Nhập lệnh khi giá Break Out khỏi tay cầm
Đây là cách giao dịch phổ biến nhất trong các cách giao dịch với mô hình cốc cầm tay chứng khoán nhưng nó vẫn có xác suất rủi ro. Tuy nhiên, nếu giá đi đúng như dự đoán, các nhà giao dịch sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể. Điểm vào lệnh nằm ở mức giá đóng cửa của nến breakout từ tay cầm hay tại nến xác nhận tín hiệu phía sau.
Phương pháp 2: Nhập lệnh khi giá quay trở lại để Retest mã phần tay cầm
Chiến lược giao dịch này tương đối an toàn hơn nhưng nếu giá không quay trở lại retest vùng đột phá thì các nhà giao dịch sẽ bỏ lỡ cơ hội tối để vào lệnh. Trong cách giao dịch này, nhà giao dịch sẽ vào lệnh tại thời điểm giá quay trở lại và chạm vào đường hỗ trợ đã bị phá vỡ trước đó.
Phương pháp 3: Vào lệnh ở phần đáy tay cầm
Đây là một chiến lược giao dịch khá rủi ro nhưng giúp các nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận cao nhất. Thông qua cách này các nhà giao dịch sẽ vào lệnh ngay ở phần tay cầm mà không cần phải chờ đợi sự phá vỡ khỏi mô hình.
Tất cả 3 phương thức giao dịch trên có thể được thiết lập để cắt lỗ và chốt lời như sau:
- Stop Loss (Cắt lỗ): Một vài pips dưới đáy cốc hay đặt lệnh cắt lỗ gần đáy phần tay cầm.
- Chốt lời: Khoảng cách từ điểm vào lệnh bằng với chiều cao từ đỉnh cốc đến đáy cốc.
Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng mô hình cốc cầm tay chứng khoán
Mô hình cốc và tay cầm cung cấp tín hiệu tương đối mạnh mẽ nhưng không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Do đó, khi giao dịch với mô hình này, các nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:
- Tín hiệu từ cái cốc và tay cầm không nên giao dịch một mình mà kết hợp với các tín hiệu từ các chỉ báo khác hay các mô hình nến tiếp diễn.
- Đừng bao giờ quên cắt lỗ, chốt lời và luôn tuân theo các quy tắc quản lý vốn của riêng bạn.
- Hình dạng của chiếc cốc không phải lúc nào cũng chuẩn và đẹp. Do đó, các nhà giao dịch cần phải linh hoạt để xác nhận trên biểu đồ.
- Nhà giao dịch cần biết kiến thức cơ bản, sau đó thực hành và chà xát nhiều với tài khoản demo trước khi bắt đầu với giao dịch thực sự. Hãy nhớ rằng, một khi bạn có vốn, bạn luôn có cơ hội giao dịch và kiếm lợi nhuận.
Lời kết mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán
Trên đây là tất tần tật kiến thức về mô hình cốc cầm tay chứng khoán, Top Forex VN hy vọng mang lại các giá trị hữu ích cũng như giúp các bạn áp dụng chúng hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng lý thuyết với thực tế không bao giờ giống nhau 100%, vì thế các nhà giao dịch ngoài việc hiểu biết về kiến thức cơ bản còn phải cợ xát và học hỏi nhiều kinh nghiệm mới có thể đạt thành công tối đa.