Trong những ngày gần đây đang rầm rộ tin về sự qua đời của Nữ hoàng Elizabeth và sự thật bà đã băng hà vào ngày 8/9 ở độ tuổi 96. Đây là một vị vua cai trị lâu nhất của đất nước này và đã làm nền kinh tế nước Anh thay đổi mạnh mẽ, vì thế sự ra đi của bà là một mất mát to lớn đối với Vương quốc Anh.
Nền kinh tế nước Anh dưới thời Nữ hoàng Elizabeth
Nữ hoàng Elizabeth II là một vị vua cai trị lâu nhất lịch sử nước Anh, khi bà đăng quang vào năm 1952 và cai trị trong suốt 70 năm đã làm nền kinh tế nước Anh thay đổi một cách nhanh chóng điển hình:
- Những người dân nước Anh sinh năm 1952 đã có thu nhập cao hơn 6% đối với mức trung bình của Anh.
- So với năm 1952, nền kinh tế Vương quốc Anh hiện tại lớn gấp 5 lần nhưng năng suất đã giảm rõ rệt. Tỷ lệ việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo của Anh đã giảm từ 29% xuống 7%.
- Giá nhà tại Anh tăng gấp 4 lần trong 70 năm vừa qua. Theo Nationwide Building Societ, giá nhà trung bình tăng từ dưới 2.000 bảng Anh, nghĩa là dao động khoảng 60.000 bảng Anh hiện tại (gần $70.000) và đạt mức kỷ lục 270.000 bảng Anh ($312.000).
- Trong suốt 70 năm qua, lạm phát chỉ trung bình ở mức 5%, giá cả cao hơn gần 24 lần trong thời gian qua
Giai đoạn bất ổn khi Nữ hoàng Anh băng hà
Theo thông tin của CNBC ngày 8/9/1998, Nữ hoàng Anh qua đời tại Balmoral ở độ tuổi 96 đã đánh dấu sự kết thúc gần một thế kỷ của cuộc đời và quyền cai trị của Nữ hoàng Elizabeth II với tư cách là một quốc vương. Nhưng đây là một kỷ nguyên bất ổn của nền kinh tế nước Anh.
Trong ít nhất hai tuần, nước Anh đã dừng tất cả các hoạt động để thực hiện lễ tang cho Nữ hoàng và sự kiện lễ đăng quang Thái tử Charles. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã hoãn các cuộc họp về chính sách của mình.
Chỉ sau vài ngày kể từ khi Nữ hoàng băng hà, bà Liz Truss được bổ nhiệm làm tân thủ tướng và bước vào số 10 Downing Street tại thời điểm nhiều biến động của nước Anh. Đất nước đang trượt dài của cuộc khủng hoảng năng lượng ngày một sâu sắc và bất bình đẳng gia tăng cũng như triển vọng nền kinh tế u ám nhất trong suốt nhiều năm.
Theo số liệu thống kê của ONS, vào tháng 7 chỉ số giá tiêu dùng của Anh tăng 10,1% so với năm ngoái, cao hơn mức 9,4% vào tháng 6 và cao nhất trong 40 năm qua.
Vài tiếng trước khi nữ hoàng qua đời, bà Truss đã vạch ra những kế hoạch để đối phó với cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt đang đè nặng lên đất nước. Bà tuyên bố gói hỗ trợ về quy mô lớn để giúp người dùng Anh có thể trang trải về chi phí năng lượng và vốn tăng cao do cuộc chiến tại Ukraine
Bà Truss dự kiến sẽ có giá trị khoảng 100 tỷ bảng Anh – sẽ giúp giảm lạm phát 4-5 điểm phần trăm. Tuy nhiên theo cảnh báo của giới quan sát cho rằng việc này sẽ khiến việc thúc đẩy chi tiêu và điều này có thể dẫn đến tình hình lạm phát ngày một nghiệm trọng
Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế nước Anh
Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế nước Anh đang ngày một sâu sắc và rõ rệt. Trước đó ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và BoE có cảnh báo kinh tế Anh có thể rơi vào cuộc suy thoái trong quý IV.
Đồng bảng Anh đã tuột dốc nghiệm trọng trong vài tháng qua. Ngày 8/9 đồng tiền này đã giảm xuống ở mức 1,1469 USD đổi một bảng Anh, đây là mức thấp nhất trong 37 năm trở lại đây.
Sau khi nền kinh tế đóng cửa, ước tính sự tổn thất của quốc gia này khoảng 1,2 – 6 tỷ bảng Anh mỗi ngày. Ngoài ra ngày 8/9, đồng bảng Anh cũng giảm tức thì khi đưa tin Nữ hoàng qua đời, hiện ở mức 1,1506 USD, giảm 0,3% so với hôm trước đó.
Hiện quốc gia này có 4,5 tỷ bảng Anh đang lưu hành in hình Nữ hoàng trị giá khoảng 100 tỷ bảng. Việc thay đổi chúng thành tiền mới mang hình của Charles III cũng tốn khoản lớn. Hơn nữa, nước Anh tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức để thay đổi quân trang, vũ khí Hoàng gia và đồng phục cảnh sát bởi tất cả đều được in tên viết tắt và số hiệu của Nữ hoàng.
Như vậy thông qua bài chia sẻ trên có thể thấy sau khi tin Nữ hoàng băng hà đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến nền kinh tế nước Anh và những gì họ đang phải đối mặt, đồng thời đây cũng là một báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên lịch sử của nước Anh không chỉ thay đổi tại quốc gia này mà còn trên toàn thế giới.