Khi bạn giao dịch thường xuyên sẽ tham gia với hai mục tiêu chính là đặt lợi nhuận cao nhất và thoát khỏi giao dịch với mức lỗ tối thiểu. Để đạt được các mục tiêu này, trước tiên cần sử dụng một số kỹ thuật và chiến lược khác nhau và trong đó có một kỹ thuật đang nhanh chóng trở nên phổ biến được gọi là giao dịch theo phạm vi. Bài viết này giải thích Range Trading là gì cùng với các loại khác nhau của nó.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về mô hình 3 đáy khi giao dịch
- Đào Coin là gì? Hướng dẫn đào Coin online miễn phí trên các web
- Coin rác là gì? Có nên giao dịch coin rác hay không?
- Chỉ số DXY là gì và tại sao chúng lại quan trọng?
- Tiền ký quỹ là gì? Cách tính tiền ký quỹ trong giao dịch Forex
Range trading là gì trong Pivot Points
Range Trading trong Pivot Points là một vùng giá có thể được xác định phụ thuộc vào loại Pivot Points mà các nhà giao dịch sử dụng. Với Pivot Points tiêu chuẩn thì range cao nhất sẽ là từ S3 (Mức hỗ trợ 3) tới R3 (Mức kháng cự 3) và range trading hẹp nhất là nằm trong khoảng cách giữa các mức S, R trong Pivot Points.
Ví dụ về Range Trading là gì
- Range lớn nhất: từ S3 tới R3
- Range nhỏ nhất: từ S3 đến S2, S1 và cuối cùng tới Pivot Points
Trong một ngày mỗi nhà giao dịch sau khi tính toán được mức Pivot Point sẽ dựa vào công thức sau đây để chọn một Range trading thích hợp với chiến lược giao dịch của họ:
Pivot Points = [Cao (trước) + Thấp (trước) + Đóng (trước)] : 3
Range trading là gì trong Forex
Sau khi đã hiểu rõ Range Trading là gì trong Pivot Points rồi thì tiếp theo đây chúng ta cùng khám phá phần ý nghĩa của Range Trading là gì trong forex.
Range Trading được hiểu đơn giản là một vùng giao dịch hay còn được gọi là vùng giằng co. Vùng này sẽ được hiển thị khi giá chứng khoán đang giao dịch nằm trong phạm vi giữa hai mức giá thấp và giá cao cụ thể ở một khoảng thời gian xác định. Trong đó vùng giao dịch ở phần trên chính là vùng kháng cự còn vùng giao dịch ở phần dưới là vùng hỗ trợ giá.
Ý nghĩa của Range Trading là gì?
Khi giá chứng khoán thoát ra khỏi Range trading theo xu hướng lên hay xuống trên thị trường, điều đó cho thấy rằng có một động lượng giá xuất hiện có thể tích cực hoặc tiêu cực và nó cung cấp hai tín hiệu sau:
- Một sự bứt phá bất ngờ xảy ra khi giá thoát ra khỏi phạm vi giao dịch trong xu hướng tăng.
- Ngược lại, sự bứt phá xảy ra ngay khi giá đã thoát ra khỏi phạm vi giao dịch theo hướng đi xuống.
Thường thì đợt Breakout hay Breakdown sẽ cung cấp những tín hiệu tin cậy nếu có đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Chứng tỏ quá trình hợp tác của các nhà đầu tư với giao dịch trên thị trường.
Nhiều nhà giao dịch theo dõi xem Range trading kéo dài được bao lâu. Bởi sau một xu hướng tăng mạnh, giai đoạn tiếp theo là hành động giá chuyển động đi ngang theo hướng thị trường.
Các nhà giao dịch trong ngày có thể sử dụng phạm vi giao dịch nửa giờ đầu tiên làm dữ liệu tham chiếu cho chiến lược đầu tư của một ngày. Giả sử, một nhà đầu tư có ý định mua cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thoát ra khỏi khu vực giao dịch đầu tiên trong ngày.
Chiến lược giao dịch với Range Trading là gì?
Trong đầu tư ngoại hối sẽ đa dạng chiến lược giao dịch, mỗi loại sẽ có cách thức khác nhau. vậy chiến lược giao dịch của Range Trading là gì? Đó là một quá trình giao dịch nếu giá thoát khỏi Range Trading theo bất cứ hướng nào có thể tăng hoặc giảm, đồng nghĩa với việc thị trường đang xảy ra một động lực giá có thể tiêu cực hoặc tích cực còn phụ thuộc vào thị trường. Vào lúc nào sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
- Tín hiệu Breakout: Khi giá thoát khỏi ngưỡng Range Trading đi theo hướng tăng lên.
- Tín hiệu Breakdown: Khi giá thoát khỏi ngưỡng Range Trading đi theo hướng giảm xuống.
Tóm lại cả hai tín hiệu này được đánh giá là tín hiệu đáng tin cậy, nếu như đi với khối lượng giao dịch lớn cũng như sự đồng nhất giữa các nhà đầu tư và giao dịch. Nhưng thực tế thì đa số nhà đầu tư quan sát sự tồn tại Range trước khi quyết định tiến hành giao dịch.
Thường thị trường có xu hướng đi ngang, có nghĩa là sẽ không có nhiều giai đoạn biến động giá sau một xu hướng mạnh (có thể là lên hoặc xuống). Ngoài một số trader giao dịch trong ngày cũng tận dụng nữa giờ đầu tiên với Range Trading nhằm tham khảo các hoạt động giao dịch ngày hôm đó.
Xem thêm:
- Mô hình Pyramid là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng
- Chỉ số Nikkei 225 là gì? Kiến thức cơ bản cần nắm
- Những điều cần biết về mô hình 3 đáy khi giao dịch
- Cách chơi Forex cho các trader mới bắt đầu
- MT4 là gì? Nắm vững các kiến thức về phần mềm MT4
Các loại phạm vi Range Trading là gì?
Trong Range Trading được chia thành 4 loại phạm vi, từng loại sẽ có các hoạt động và tiến hành giao dịch khác nhau. Sau đây cùng tìm hiểu về mỗi loại phạm vi giao dịch Range Trading là gì?
Phạm vi hình chữ nhật
Loại phạm vi này chắc không còn xa lạ gì nữa bởi nó được sử dụng phổ biến và hay gặp trên toàn bộ khung thời gian. Với giá đi ngang giữa mức kháng cự trên và mức hỗ trợ dưới, xu hướng này gần nằm ngang trong phạm vi hình chữ nhật.
Để phát hiện được phạm vi giá hình chữ nhật bằng cách sử dụng các chỉ báo hoặc các biểu đồ trực quan và thường được xác định bởi các yếu tố sau:
- Tạo thành giữa vùng kháng cự và vùng hỗ trợ
- Đường MA phẳng, đồng nghĩa là nó sẽ tùy thuộc vào khung thời gian
- Các đỉnh và đáy nằm trên một vùng giá ngang.
- Các chỉ báo thường phân kỳ với giá tại những điểm cực trị có thể đỉnh hoặc đáy của phạm vi
- Tín hiệu đảo chiều thường có xu hướng xuất hiện (mô hình hai đỉnh, nến pinbar, hai đáy, Doji, …).
Chiến lược Range Trading trong phạm vi hình chữ nhật khá đơn giản vì các trader chỉ xem xét mua và bán ở các điểm cực trị hay chờ đợi sự xuất hiện của các tín hiệu đảo chiều quanh cực trị. Stop Loss thường được thiết lập phù hợp với ATR hoặc một số cố định dựa trên mức độ biến động giá trong ngày.
Phạm vi tiếp diễn xu hướng giá
Phạm vi tiếp diễn xu hướng trong chiến lược Range Trading là gì? Phạm vi này là một mẫu biểu đồ thường diễn ra trong một xu hướng gồm cờ, cờ hiệu, hình tam giác, nêm. Và nó được hiểu là cách để đánh dấu một sự điều chỉnh hoặc thay đổi ở xu hướng chính (Tín hiệu tăng hoặc giảm).
Có một đặc điểm trong phạm vi giá này để cho các nhà đầu tư xác định đó là giá bó nằm ở một phạm vi hẹp.Các nhà đầu tư có thể thử nghiệm phạm vi tiếp diễn xu hướng ở các khung thời gian khác nhau. Họ có thể lựa chọn giao dịch dựa vào phạm vi hoặc tiến hành chiến lược phá vỡ phụ thuộc vào thời điểm giao dịch.
Chiến lược phạm vi này sẽ được mua vào và bán ra ở điểm cực trị hay tiến hành giao dịch dựa vào chiến lược đột phá mà chúng tôi đã đề cập trước đó.
Thực tế thì vùng phạm vi tiếp diễn này khá hẹp vì thế mà các nhà giao dịch lướt sóng không thể tạo ra khoản lợi nhuận kỳ vọng như giao dịch xu hướng. Hơn nữa mô hình này có thể sinh lời hoặc lỗ mạnh khi xu hướng thịnh hành tiếp tục phát triển. Do đó cách giao dịch phá vỡ được xem là một cách thích cận phù hợp hơn.
Phạm vi dựa trên kênh giá chéo
Trong các loại phạm vi Range Trading là gì thì phạm vi giá theo kênh chéo là phạm vi được tạo thành dọc theo các hướng chéo. Trong kênh xu hướng nó có giá tăng hoặc giảm với chiều rộng khác nhau.
Các kênh này tồn tại trong khoảng thời gian dài, thậm chí có thể lên tới hàng năm và chúng được đại diện cho một xu hướng. Vì thế mà các nhà đầu tư tiến hành chiến lược Range Trading trong phạm vi kênh giá chéo dựa vào xu hướng hoặc xem xét việc chọn sự phá vỡ.
Cụ thể là nhà đầu tư có thể mua và bán tại điểm cực trị của kênh giá tương tự như một chiến lược lướt sóng đơn giản, ưu tiên cho xu hướng kênh giá. Giả sử khi kênh giá đang hướng dốc lên thì nên mua khối lượng lớn tại đáy kênh và bán một khối lượng ít hơn tại đỉnh và ngược lại.
Còn đối với hình thức giao dịch phá vỡ các trader cần đợi thời cơ giá đóng cửa dưới kênh hướng dốc lên hoặc trên kênh hướng dốc xuống nhằm tiến hành giao dịch.
Phạm vi bất thường
Đây là loại phạm vi cuối cùng trong chiến lược giao dịch. Vậy phạm vi bất thường trong Range Trading là gì. Đó là loại phạm vi được thể hiện rõ bản chất tương ứng như cái tên gọi của nó và nó được sử dụng phổ biến, tuy nhiên để giao dịch hiệu quả thì đó là một vấn đề.
Đối với phạm vi bất thường, giá có một hướng chuyển động không rõ và gây ra nhiều khó khăn cho các nhà giao dịch nhằm xác định thời điểm nào là phù hợp tiến hành vào lệnh.
Nếu như gặp phải trường hợp này, các nhà giao dịch nhiều kinh nghiệm không giao dịch xung quanh ở điểm cực trị mà chỉ sử dụng chiến thuật Range Trading cùng với Pivot Points, có nghĩa là giá trị trung bình ở mức giá thấp nhất, cao nhất và đóng cửa phiên giao dịch trước đó nhằm xem xét tiến hành giao dịch.
Kết luận
Qua bài viết được chia sẻ những thông tin ở trên chắc bây giờ bạn đã hiểu rõ Range Trading là gì và cách giao dịch từng loại phạm vi như thế nào rồi. Và Top Forex VN mong rằng có thể giúp các bạn hiểu từng loại để cân nhắc sử dụng chiến lược theo Range Trading trong các giao dịch của mình.