Trên thị trường tài chính hiện nay có 3 loại hình thức đầu tư tiềm năng được nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là Forex, chứng khoán và phái sinh, bởi chúng đều mang đến khoản thu nhập thụ động đáng kể. Vậy 3 thị trường này là gì, điểm giống khác nhau như thế nào và nên chọn kênh đầu tư nào là tốt nhất ? Dưới đây Top Forex VN sẽ so sánh Forex, chứng khoán và phái sinh để giúp các nhà đầu tư có quyết định đúng đắn.
Thị trường Forex, chứng khoán và phái sinh là gì?
Trước khi vào so sánh Forex với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, phái sinh thì trước tiên chúng ta cần hiểu rõ từng loại thị trường là gì ?
Forex là gì?
Forex viết tắt của Foreign Exchange có tên gọi khác tại Việt Nam là FX hay ngoại hối là một thị trường tài chính trao đổi các loại tiền tệ với khối lượng giao dịch lớn chiếm 5,1 nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Trong đó đối tượng tham gia vào thị trường này gồm công ty thương mại, ngân hàng đầu tư – Trung Ương, Qũy đầu cơ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ, …
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là một bằng chứng xác thực quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu đối với loại tài sản hay phần vốn doanh nghiệp hay tổ chức được phát hành. Trong đó bao gồm:
- Cổ phiếu: Loại chứng khoán được xác nhận quyền lợi hợp pháp của người sở hữu đối với phần nợ của tổ chức phát hành.
- Chứng chỉ quỹ: Được xác nhận quyền sở hữu của các nhà đầu tư đối với phần vốn góp vào quỹ đầu tư chứng khoán.
- Chứng quyền: Người sở hữu chứng quyền sẽ được quyền mua một vài cổ phiếu phổ thông nhất định theo một mức giá được xác định trước trong khung thời gian xác định.
- Chứng quyền có bảo đảm: Loại chứng khoán có tài sản bảo đảm bởi công ty chứng khoán phát hành, người sở hữu được quyền mua hay bán chứng khoán sơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm tại mức giá đã xác định trước cùng một hay trước thời điểm đã ấn định.
- Quyền mua cổ phần: Do công ty cổ phần phát hành để đem lại cho cổ đông hiện hữu được quyền mua cổ phần mới với điều kiện đã xác định.
- Chứng chỉ lưu ký: Phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được hình thành và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
- Chứng khoán phái sinh: Công cụ tài chính ở dạng hợp đồng gồm hợp đồng quyền chọn, tương lai và hợp đồng kỳ hạn. Trong đó việc xác nhận quyền, nghĩa vụ các bên đối với thanh toán tiền và chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định dựa vào mức giá đã xác định trong một khung thời gian hay ngày được xác định trong tương lai.
- Ngoài ra còn những loại chứng khoán khác được chính phủ quy định
Phái sinh là gì?
Phái sinh là một hình thức giao dịch cho phép các nhà đầu tư thực hiện việc mua bán khối lượng hàng hóa ở mức giá được xác định và chuyển giao này thực hiện trong tương lai. Một số yếu tố giao dịch được quy định bởi Sở giao dịch hàng hóa như mức giá, khối lượng, tiêu chuẩn hóa, …
Trên thị trường Việt Nam các mặt hàng giao dịch sẽ chia làm 4 nhóm, cụ thể như sau:
- Nhóm hàng hóa phái sinh nông sản: Lúa mì, ngô, đậu tương, dầu đậu tương, …
- Nhóm hàng hóa phái sinh kim loại: Bạc, đồng, bạch kim, ..
- Nhóm hàng hóa phái sinh năng lượng: Dầu WTI, dầu Brent, xăng, khí gas, …
Xem ngay:
- Cách đầu tư cổ phiếu cho người mới bắt đầu
- Sự khác nhau giữa Binary Option và Forex
- Những gì bạn chưa biết về vùng cung cầu trong Forex
- Spot Market là gì và hoạt động như thế nào?
- Hướng dẫn quy trình mở tài khoản Exness cho các trader
So sánh Forex, chứng khoán và phái sinh
Hiện nay thị trường tài chính đang là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập thụ động, trong đó có thể kể đến như chứng khoán, phái sinh, hàng hóa, Forex, …
Tuy nhiên với khả năng sinh lời khổng lồ thì các thị trường này cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn lớn. Vậy làm sao để giúp các nhà đầu tư vừa có lợi nhuận vừa rủi ro thấp thì có 3 kênh đầu tư điển hình là Forex, chứng khoán và phái sinh. Dưới đây chúng tôi sẽ so sánh Forex và chứng khoán cũng như so sánh Forex và phái sinh.
Bản chất
- Chứng khoán: Giao dịch mua bán cổ phần của một doanh nghiệp
- Phái sinh: Giao dịch một loại hàng hóa trên sàn giao dịch gồm cà phê, lúa mì, đường, thép, cao su, …
- Forex: Còn được gọi là ngoại hối hay FX, nghĩa là thị trường toàn cầu, nơi diễn ra trao đổi mua bán các đồng tiền trên thế giới giữa các nhà giao dịch, nhà đầu tư, các tổ chức và các ngân hàng.
Môi trường đầu tư
- Chứng khoán: Phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư cũng như mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận mà có thể linh hoạt lựa chọn trường phái đầu tư.
- Phái sinh: Tiếp cận đến tất cả các đối tượng bao gồm nhà đầu tư ngừa rủi ro, nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chênh lệch giá.
- Forex: Tiếp cận đối với các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chênh lệch mức giá của những loại đồng tiền thế giới.
So sánh Forex, chứng khoán và phái sinh về tính thanh khoản
- Chứng khoán: Có tính thanh khoản trung bình bởi vì chỉ một giao dịch chỉ được tiến hành trong tình huống người mua muốn mua và người bán muốn bán lượng cổ phiếu nào đó. Trong quá trình giao dịch mua bán chỉ xảy ra riêng lẻ, tức là bạn mua vào rồi mới có thể bán.
- Phái sinh: Hàng hóa được giao dịch trên thế giới vì thế mà tính thanh khoản cao.
- Forex: Tính thanh khoản khá cao do trên thị trường luôn có lượng người mua và người bán. Tốc độ xử lý giao dịch 24 giờ / ngày.
Mức ký quỹ
- Chứng khoán: Mức ký quỹ thấp với tỷ lệ 1:3, nghĩa là nếu bạn có 100 triệu thì chỉ vay được 300 triệu.
- Phái sinh: Mức ký quỹ cao, nó sẽ phụ thuộc vào mặt hàng khác nhau mà có mức ký quỹ khác nhau. Giả dụ cà phê có mức ký quỹ 1/10 thì tỷ lệ ký quỹ tối đa 1: 30, do đó mà các nhà đầu tư không mất quá nhiều vốn để giao dịch.
- Forex: Yêu cầu mức ký quỹ 1% giá trị giao dịch.
Cách mua bán và rút tiền
- Chứng khoán: giao dịch mua bán theo hướng một chiều, tức là chứng khoán chỉ có lên mới có lãi. Mua bán rút tiền thông qua công ty chứng khoán hay cơ sở chứng khoán.
- Phái sinh: Giao dịch mua bán theo hai chiều nên thị trường có lên và xuống thì các nhà đầu tư vẫn có lời. Các nhà đầu tư có thể mở và đóng vị thế liên tục trong các phiên giao dịch để kiếm lợi nhuận dựa vào biến động liên xuống của thị trường. Mua bán này thông qua công ty hàng hóa hay sở hàng hóa.
- Forex: Một nhà giao dịch có thể mua một loại tiền tệ rồi bán ra hay bán trước rồi mua vào sau.
So sánh Forex, chứng khoán và phái sinh về mức độ rủi ro
- Chứng khoán: Giao dịch ít rủi ro do giá chứng khoán có biến động chậm
- Phái sinh: Biến động khá nhẹ nhà nên phù hợp với những ai có kiến thức và phân tích kỹ thuật tốt. Mức độ rủi được xác định trước do việc tăng lợi nhuận được xác định trước chi phí cố định. Hơn nữa phái sinh không sợ rủi ro bởi được bảo hộ từ nhà nước và bộ công thương.
- Forex: Có nhiều sàn khống và sàn ôm lệnh nên các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro. Khi tham gia vào kênh này nên tìm hiểu kỹ lượng.
Công cụ hỗ trợ
- Chứng khoán: Công cụ hỗ trợ bao gồm giao dịch qua nhân viên, qua web trực tuyến, qua app trên điện thoại.
- Phái sinh:Có thể giao dịch qua nhân viên, phần mềm trên máy tính Windows 10 và hiện chưa có giao dịch qua điện thoại nên hơi bất tiện bởi hệ thống vẫn còn mới.
- Forex: Giao dịch được tiến hành trên thị trường liên ngân hàng và kênh trực tuyến nên các loại tiền tệ được giao dịch 24h / ngày 5 ngày / tuần.
So sánh Forex, chứng khoán và phái sinh về mức phí giao dịch
- Chứng khoán: Phí margin qua đêm tương đối cao dao động khoảng 0.35 % đến 0.15%
- Phái sinh: Dao động 0.07 – 0.15% giá trị hợp đồng và không có phát sinh thêm bất cứ phí khác như phí qua đêm hay lãi vay.
- Forex: Thường gồm các loại phí chủ yếu như phí hoa hồng thấp, phí mở lệnh 7s / lot, đóng lệnh gần như không mất phí, phí qua đêm thường mua mất tiền còn bán được tiền và phí chênh lệch từ 5 – 7s/lot.
Tính đòn bẩy
- Chứng khoán: Mức đòn bẩy không quá cao nên hạn chế rủi ro bị lỗ nếu cổ phiếu giảm giá.
- Phái sinh: Mức đòn bẩy lớn nhưng lợi thế của kênh này so với chứng khoán là các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chỉ bỏ mức ký quỹ 1/10 giá trị hợp đồng
- Forex: Có khả năng sinh lời tiềm năng lớn nhưng lại tốn ít tiền đầu tư. Mức đòn bẩy sẽ được đơn giá hóa việc tham gia thị trường ngoại hối.
So sánh Forex, chứng khoán và phái sinh về cường độ giao dịch
- Chứng khoán: Thời gian giao dịch hạn chế bởi thời gian thanh toán bù trừ T +3, nghĩa là kể từ 3 ngày sau khi bán chứng khoán thì các nhà đầu tư mới nhận được tiền.
- Phái sinh:Thị trường phái sinh cơ bản có các thức giao dịch tương tự như cổ phiếu. Dù có cường độ giao dịch linh hoạt nhưng các sản phẩm phái sinh được tiến hành bán khống và giao dịch T +0 chốt lời / chốt lỗ trong ngày.
Tính minh bạch
- Chứng khoán: Báo cáo tài chính có lúc không được minh bạch, nó phụ thuộc vào mức độ uy tín và quy mô của mỗi công ty.
- Phái sinh: Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông các sở giao dịch hàng hóa thế giới nên được công khai rõ ràng và cập nhật thông tin biến động nhanh chóng.
- Forex: Không được pháp luật quy định do đó các nhà đầu muốn tham gia ngoại hối thì nên chọn sàn có các giấy phép uy tín như NFA (Mỹ), FCA (Anh), ASIC (Úc), …
Mặt pháp luật
- Chứng khoán: Được nhà nước cấp phép vào hoạt động
- Phái sinh: Tại Việt Nam hoàn toàn hợp bởi được cấp phép từ bộ công thương vào ngày 08/06/2018 theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT.
- Forex: Tại Việt Nam thì Forex hiện pháp luật không cấm và chưa có luật hay quy chế về kênh đầu tư này. Vì thế mà các nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ và không mất thuế.
Tóm lại, khi đem so sánh Forex, chứng khoán và phái sinh thì có một điểm đáng chú ý nhất về mặt pháp luật. Chứng khoán và phái sinh đều được nhà nước bảo hộ, còn riêng đối với ngoại hối thì đây là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng lại có nhiều mạo hiểm hơn bởi vì không chỉ không được nhà nước bảo hộ mà còn khó kiếm tiền hơn, vì thế đòi hỏi bạn phải dày dặn kinh nghiệm và đầy đủ kiến thức mới có bản lĩnh khiến cuộc chiến trở nên nhẹ nhàng hơn.
Lời kết
Như vậy qua bài so sánh Forex, chứng khoán và phái sinh, Top Forex VN mong rằng giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn đặc điểm, tiềm năng của từng loại thị trường. Từ đó có thể tự đánh giá cũng như nhìn nhận riêng của bản thân để có thể chọn cho mình một kênh đầu tư phù hợp.