Giá trị ròng là số dư tài sản và nợ phải trả của bạn tại một thời điểm. Việc tính toán giá trị ròng sẽ tính đến tất cả các nguồn của cải trừ đi các khoản nợ mà bạn mắc phải. Vì thế nếu bạn thường xuyên tính tài sản ròng doanh nghiệp của mình có thể giúp bạn biết được tài chính của mình đang ở đâu và hiểu rõ hơn về các cách để cải thiện tài chính tốt hơn.
Net worth là gì?
Tài khoản ròng là gì? Tài sản ròng trong tiếng anh là Net Worth là tổng tài sản của doanh nghiệp đang có sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả. Thường thì các doanh nghiệp xem nó như vốn cổ đông hoặc tài sản thuần. Giả dụ nếu một doanh nghiệp hiện đang có giá trị tài sản à 100 triệu mà nợ phải trả của doanh nghiệp là 40 triệu, từ đó Net Worth mà doanh nghiệp sở hữu là 60 triệu.
Net Worth của doanh nghiệp có thể dương hoặc âm và nó biểu hiện ở các dạng vật chất như bất động sản, tài sản cố định, tiền hoặc thể hiện dưới dạng phi vật chất như quyền sở hữu, các khoản đầu tư, …
Trên thực tế, bất cứ ai từ một cá nhân hoặc tổ chức, thậm chí đến một quốc gia đều có giá trị của tài sản ròng, chứ không phải chỉ doanh nghiệp mới có thuật ngữ này. Do đó, đây là một thuật ngữ phổ biến và dễ hiểu tài khoản ròng là gì?
Ý nghĩa của tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng chính là giá trị sổ sách và vốn chủ sở hữu riêng, nó thể hiện qua bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
- Giá trị ròng là thước đo sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Việc tính toán Net Worth giúp doanh nghiệp xác định được tình hình chung về tài chính, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời.
Nếu Net Worth dương, có nghĩa là tổng tài sản lớn hơn nợ phải trả, nó chỉ ra rằng doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng tài sản của mình để chi trả các khoản nợ khi đến hạn. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiếp tục sinh lời nhiều hơn. - Còn đối với giá trị ròng âm ngụ ý rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả hoặc quản lý nợ không tốt, điều này dẫn đến lỗ lũy kế nhiều hơn vốn của chủ sở hữu và cổ công, thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Tại thời điểm này, doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ và muốn vực dậy cần tạo ra những thay đổi và bước ngoặt mới.
- Thường các nhà đầu tư hoặc ngân hàng đánh giá tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Net Worth. Nếu đánh giá tốt thì các nhà đầu tư hoặc ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư.
Dựa trên tài sản ròng cũng như các chỉ số tài chính của công ty khác có thể giúp các chủ doanh nghiệp hiểu rõ được tình hình và mức độ nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp và phương án xử lý thích hợp.
Xem thêm:
- Lý thuyết Dow là gì? Những thứ bạn nên biết về lý thuyết Dow
- Giới thiệu chung về chỉ số DAX và cách giao dịch hiệu quả
- Sideway là gì? Cách xác định thị trường sideway
- Đầu tư lướt sóng chứng khoán là gì? Có nên đầu tư lướt sóng hay không?
- Chứng khoán phái sinh là gì? Lợi ích và rủi ro của chúng
Công thức tính tài sản ròng
Cách tính giá trị tài sản ròng được tính xác định như sau: Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả Trong đó:
Tổng tài sản
- Tài sản lưu động: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi hoặc các khoản tiền có giá trị tương đương khác.
Bất động sản: mặt bằng, công ty, các khoản đầu tư về đất đai, nhà ở, … - Tài sản hay cổ phiếu kinh doanh.
- Những khoản cho vay hoặc đem đi đâu từ nào đó có thể thu hồi trở lại.
- Khoản hưu trí như bảo hiểm xã hội và khoản đầu tư hưu trí không bắt buộc.
- Một số tài sản khác: số tiền hoàn trả từ bảo hiểm nhân thọ, tiền lãi từ khoản cho vay, khoản iền bồi thường, …
Tổng khoản nợ phải trả
- Vay trả góp: mua nhà, mua xe hoặc vay để mua sắm các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng.
- Vay thế chấp tài sản như vay mua xe, mua nhà, thế chấp đầu tư, …
- Các khoản vay cá nhân có thể từ người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.
- Nợ thẻ tín dụng: cần phải thường xuyên nghiên cứu các khoản nợ này vì dư nợ có thể thay đổi liên tục.
Net Worth là một thước đo rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính từ cá nhân, doanh nghiệp đến chính phủ và quốc gia. Do đó bạn cần hiểu rõ chính xác về tổng tài sản và nợ phải trả để có thể giúp bạn dễ dàng tính được giá trị tài sản ròng đang sở hữu. Đặc biệt cần theo dõi một cách sát sao nhằm tính toán kịp thời về sự thay đổi trong tài sản ròng, đây là là cơ sở giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan đến tới tình hình chung về tài chính và kiểm soát được khoản dư nợ.
Giả dụ có một doanh nghiệp X có tổng tài sản là 200 triệu nhưng phải trả cho ngân hàng là 50 triệu thì có thể xác định tài sản ròng của doanh nghiệp X = 200 – 50 = 150 triệu đồng.
Các loại tài sản ròng
Đối với cá nhân
Đối với một cá nhân, tài sản ròng là giá trị tài sản của một cá nhân trừ đi các khoản vay hay còn đang nợ. Đưa ra một ví dụ cụ thể nhất về giá trị ròng đối với một cá nhân được tính vào đây bao gồm:
- Tiền mặt
- Đồ đá quý, trang sức
- Các khoản đầu tư
- Tiền gửi ngân hàng: có kỳ hạn và không kỳ hạn, …
Trong khi đó, các khoản vay mà tư nhân phải:
- Nợ thế chấp tài sản ( Nợ đảm bảo)
- Nợ không thế chấp tài sản (Nợ không đảm bảo) như vay cá nhân, tiêu dùng, …
Các tài sản vô hình gồm chứng chỉ học, bằng cấp, nghề nghiệp và các chứng chỉ khác sẽ không tính vào trong giá trị tài sản ròng, mặc dù những tài sản vô hình đó lại có một số trường hợp có cơ sở, căn cứ và công cụ để hỗ trợ các cá nhân kiếm tiền, chịu trách nhiệm về khả năng tài chính của chính họ.
Đối với doanh nghiệp
Net Worth trong kinh doanh với mỗi công ty hoặc doanh nghiệp nào đó sẽ gọi là vốn chủ sở hữu riêng hoặc giá trị sổ sách. Những giá trị này được tính dựa theo giá trị của toàn bộ các tài sản và khoản vay nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả dựa vào số liệu cụ thể mà trên báo cáo tài chính của chính doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp mà nếu khoản lỗ lũy kế vượt quá mức vốn của chủ sở hữu và cổ đông, điều đó có nghĩa là giá trị của tài sản đó sẽ âm và điều này cũng có nghĩa là các nhà đầu tư và cổ đông thua lỗ.
Đối với quốc gia
Đối với mỗi quốc gia Net Worth là tổng giá trị ròng của chung tất cả những đối tượng có liên quan và được tính bằng cách như sau:
Công thức tính giá trị tài sản ròng quốc gia = Giá trị ròng tất cả các công ty + tổ chức + cá nhân cư trú tại quốc gia đó + tài sản ròng chính phủ
Giá trị ròng của một quốc gia càng lớn, càng cho thấy sức mạnh tài chính của nước đó so với các quốc gia khác.
Trong chứng khoán
Giá trị tài sản ròng chứng khoán là một phần tạo ra tổng tài sản của tài sản của cá nhân, công ty hay doanh nghiệp. Nó cũng được coi là tài sản đại diện cổ phiếu của công ty, nếu cá nhân sở hữu là tài sàn cá nhân còn nếu doanh nghiệp sở hữu thì là tài sản của doanh nghiệp.
Đối với chính phủ
Trong bảng cân đối kế toán thì toàn bộ tài sản và nợ cũng được xây dựng cho chính phủ. So với nợ chính phủ thì giá trị tài sản ròng là một thước đo thể hiện được sức mạnh tài chính của chính phủ đó.
Lời kết
Qua bài viết trên Top Forex VN hy vọng bạn hiểu rõ được cách tính toán giá trị tài sản ròng của chính chính doanh nghiệp mình. Điều này có thể giúp bạn đưa ra những ý tưởng tốt vị trí tài chính của mình.
Mục tiêu là có giá trị ròng dương, nghĩa là tài sản của bạn đáng giá hơn các khoản nợ của bạn, còn nếu giá trị ròng ở mức thấp hoặc không cao như bạn muốn thì đừng nản lòng. Hãy bắt đầu tạo ngân sách có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn mỗi tháng và từ đó bạn có thể thoát khỏi nợ nần, gây dựng sự giàu có và bắt đầu đầu tư.