Vốn hóa là một thuật ngữ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả giá trị của một công ty. Vì thế nếu hiểu rõ khái niệm vốn hóa là gì, các danh mục cũng như tầm quan trọng của nó có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định hợp lý nhất.
Tìm hiểu vốn hóa là gì?
Thuật ngữ vốn hóa đang được sử dụng nhiều và liên tục trong báo cáo tài chính cũng như phân tích chứng khoán. Tuy nhiên lại có khá ít người hiểu rõ về vốn hóa là gì?
Vốn hóa là gì?
Vốn hóa tên tiếng anh capitalization là một thuật ngữ kế toán được sử dụng trong các báo cáo tài chính nhằm chỉ ra các chi phí tài sản của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định gồm có tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn và các khoản thu nhập.
Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường hay gọi tắt là vốn hóa nó đề cập đến tổng giá trị cổ phiếu của một công ty được giao dịch công khai hay có thể hiểu cách đơn giản hơn nó chính là tổng số tiền bỏ ra mua lại một doanh nghiệp theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại.
Giá trị vốn hóa thị trường là gì? Nó sẽ bằng tổng số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành và giá trị cổ phiếu. Trong đó giá trị cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như chính trị, cung cầu, lạm phát, … Vì thế giá trị vốn hóa thị trường có thể biến động tăng giảm theo mỗi thời điểm chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào giá trị thực hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Công thức tính vốn hóa là gì?
Công thức tính vốn hóa được xác định như sau:
Vốn hóa thị trường = Giá trị một cổ phiếu x Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện nay
Giả dụ về vốn hóa là gì: Một công ty D có 50 triệu cổ phiếu bán với giá 20 USD/cổ phiếu. Như vậy giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp D được tính như sau: 50 triệu x 20 = 100 triệu USD.
Tầm quan trọng của vốn hóa thị trường
Tầm quan trọng của vốn hóa thị trường là một trong những cách hiệu quả để đánh giá giá trị của một công ty nhưng có một điều quan trọng là các nhà đầu tư tiềm năng phải hiểu rõ hơn về nhu cầu của nó. Điều này cũng có thể giúp họ hiểu thị trường cũng như tác động của nó đối với cổ phần và giá trị của một doanh nghiệp.
Vốn hóa thị trường cung cấp một phép đo nhanh chóng về quy mô của một công ty và rủi ro tương đối khi đầu tư với công ty đó.
Khi các cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán có thể sẽ tìm hiểu về giá trị vốn hóa thị trường của các công ty khi họ quyết định đặt tiền của mình vào đâu. Sự khác biệt về vốn hóa thị trường nói chung có nghĩa là sự khác biệt về rủi ro liên quan đến một cổ phiếu cụ thể.
Hầu hết các nhà đầu tư chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách lựa chọn cổ phiếu từ các công ty vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ. Điều này cho phép các nhà đầu tư chấp nhận một số rủi ro, nhưng cân bằng rủi ro đó với các cổ phiếu ổn định, nếu lợi nhuận thấp.
Để hiểu rõ hơn về vốn hóa là gì, chúng ta cùng đi sâu hơn vào các phân khúc vốn hóa thị trường chính phần dưới đây.
Xem ngay:
- Cổ phiếu thưởng là gì? Mục đích và ý nghĩa phát hành cổ phiếu thưởng
- Bán khống là gì? Rủi ro và lợi ích của việc bán khống cổ phiếu
- Lý thuyết Dow là gì? Những thứ bạn nên biết về lý thuyết Dow
- Giới thiệu chung về chỉ số DAX và cách giao dịch hiệu quả
- Sideway là gì? Cách xác định thị trường sideway
Phân loại vốn hóa thị trường tại Việt Nam
Các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được phân thành 4 nhóm theo vốn hóa thị trường. Vậy 4 nhóm vốn hóa là gì?
Những cổ phiếu có Vốn hóa lớn (Large Cap)
Đây là nhóm doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 10.000 tỷ đồng, có giá cổ phiếu cao và số lượng lớn trên thị trường. Điều này nói lên quy mô lớn và thường có vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh cũng như sự tín nhiệm cao của khách hàng đối với doanh nghiệp này. Một số cổ phiếu tại Việt Nam có vốn hóa lớn như Vinamil, VinGroup, ngân hàng Vietcombank, …
Doanh nghiệp có vốn hóa thị trường vừa (Midcap)
Là các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường nằm trong mức từ 1.000 tỷ đến 10.000 tỷ đồng. Nhóm này thuộc vốn hóa vừa thường có giá trị và số lượng cổ phiếu ở tầm trung, không cao bằng nhóm coa vốn hóa lớn. Một số doanh nghiệp thuộc phân khúc này cần phải nổ lực để tăng thị phần và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường chứng khoán.
Phân khúc vốn thị trường nhỏ (Smallcap)
Những doanh nghiệp thuộc phân khúc này thường có vốn hóa thị trường trung bình trong khoảng từ 100 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, với quy mô nhỏ, giá trị và số lượng cổ phiếu thấp. Do công ty hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và không có biên lợi nhuận hay bị thị trường bỏ quên, đánh giá thấp cổ phiếu của doanh nghiệp đó, …
Nhóm có vốn thị trường siêu nhỏ (Microcap)
Là những doanh nghiệp nằm trong vốn hóa thị trường dưới 100 tỷ đồng. Những công ty này thường có quy mô vốn siêu nhỏ và giá trị cổ phiếu thấp. Điều này thể hiện các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn bước vào chu kỳ suy thoái. Doanh nghiệp thuộc vào nhóm này thường có rủi ro cao và ít số liệu đánh giá.
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới vốn hóa là gì?
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp. Tìm hiểu những yếu tố vốn hóa là gì có thể hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá xem một công ty cụ thể có dự kiến mang lại lợi nhuận tốt hay xấu.
- Nhu cầu đối với các sản phẩm hay dịch vụ của một tổ chức và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cả hai đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp
- Sự biến động của thị trường có thể tác động đến vốn hóa thị trường. Điều này có thể xảy ra trong một ngành cụ thể hay sự thoái kinh tế hoặc cả hai.
- Thực hiện chứng quyền đối với cổ phiếu của một công ty có thể làm giảm giá trị của nó.
- Hiệu suất và sự khéo léo của các thương hiệu hay tổ chức đối thủ cạnh tranh.
- Độ tin cậy và danh tiếng của công ty.
Số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành của một công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mua lại cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới. Trong trường hợp chia tách cổ phiếu để phát hành cổ phiếu mới, giá trị vốn hóa thị trường của công ty không thay đổi.
Trong khi hiểu tác động của các yếu tố khác nhau đến vốn hóa thị trường thì các nhà đầu tư cũng nên hiểu cách đầu tư tăng hay giảm qua các năm.
Một số sai lầm của các nhà đầu tư vốn hóa thị trường tại Việt Nam
Đối với các nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào vốn hóa thị trường chứng khoán tại Việt Nam thường sẽ gặp nhiều sai lầm như sau:
- Đưa ra các chiến lược đầu tư chưa phù hợp với kiến thức và nghề nghiệp của nhà đầu tư hay khoảng thời gian mà các nhà đầu tư có, …
- Chưa biết cách chọn lọc và tiếp nhận các thông tin chuẩn xác về các doanh nghiệp. Dẫn tới việc đưa ra nhận định sai lầm về chiến lược đầu tư. .
- Chưa trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như chưa hiểu biết rõ về giá trị vốn hóa thị trường.
- Tâm lý không vững vàng có thể dễ bị cuốn bởi đám đông.
Để thiết lập danh mục đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần xem xét qua các yếu tố sau:
- Mục tiêu tài chính
- Khả năng về chịu sự rủi ro
- Thời gian đầu tư
- Sự hiểu biết với trang bị kiến thức cho bản thân
Top cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay
Các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất thường thuộc các doanh nghiệp lớn và dẫn đầu ngành. Trong đó nhóm Large cap hoặc Blue chip thu hút lớn về sức mua của thị trường. Bạn có thể tham khảo top 7 các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay như:
- Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) có giá trị vốn hóa là 385.450 tỷ đồng.
- Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) có giá trị vốn hóa là 330.601 tỷ đồng.
- Tập đoàn Vingroup (VIC) có 309.692 tỷ đồng.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BID): 220.046 tỷ đồng.
- Tổng công ty khí Việt Nam (GAS): 207.281 tỷ đồng
- Tập đoàn Hòa Phát (HPG): 201.729 tỷ đồng
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB): 173.966 tỷ đồng.
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (VNM): 169.077 tỷ đồng.
Kết luận
Top Forex VN hy vọng qua bài chia sẻ vốn hóa là gì có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về giá trị vốn hóa thị trường là một yếu tố rất quan trọng trước khi đầu tư cổ phiếu vào doanh nghiệp đó và từ đó có thể tạo ra một danh mục đầu tư hợp lý.