Trong thế giới ngoại hối thì cung và cầu là hai thuật ngữ quan trọng có khả năng xác định đúng các vùng tăng cung cầu đối với sự thành công trong giao dịch của bạn. Bởi nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cấu trúc của bất kỳ thị trường nào. Vậy để sử dụng chúng hiệu quả thì chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu chiến lược giao dịch với các vùng cung cầu trong Forex hiện nay là gì nhé.
Vùng cung cầu trong Forex là gì?
Vùng cung cầu trong Forex là các vùng mà giá tiếp cận nhiều lần ở trong quá khứ. Khác với các đường hỗ trợ và kháng cự, các đường này giống các vùng lân cận hơn là các đường chính xác.
Đi sâu hơn vào mỗi vùng, có các khái niệm như sau:
- Vùng cung là vùng cho biết thị trường có mức giá cao và nơi có mức ngưỡng kháng cự. Mức kháng cự đó được tạo ra khi các nhà giao dịch đặt lệnh bán để chốt lợi nhuận của họ. Một vùng cung cấp được hình thành khi nhà giao dịch muốn quay lại sau đợt thua lỗ khi giá có sự phục hồi trở lại mà những gì họ đã mua trước đó.
- Còn đối với vùng cầu thì ngược lại, vùng cầu sẽ cho biết thị trường ở mức giá thấp tạo ra mức hỗ trợ. Ngưỡng mức hỗ trợ này được tạo ra khi mọi người mong đợi có cơ hội mua khi giá quay trở lại đó.
- Tóm lại, vùng cung là mức giá mà nhiều người chơi trên thị trường hiện tại sẵn sàng bán khi giá đạt tới vùng đó. Còn vùng cầu là mức giá mà các nhà giao dịch và nhà đầu tư sẵn sàng mua khi giá giảm xuống thấp.
Đặc điểm vùng cung cầu trong Forex
- Khi lượng lớn người mua cố gắng thoát ra khỏi vùng giá mà không thành công, sẽ khiến những người mua này bị mắc kẹt vì thị trường giảm giá, từ đó họ có thể tạo ra vùng cung hay kháng cự ở tương lai khi họ có thể thoát lệnh nếu có cơ hội.
- Ngược lại với vùng cầu là mức ngưỡng hỗ trợ, nơi người mua đặt lệnh dừng lỗ ở đó. Với khối lượng trao đổi quá lớn theo hướng đi xuống (đẩy giá xuống) sẽ khiến mức hỗ trợ này bị phá vỡ nếu không có lệnh mua lên.
- Mô hình Pin Bar và nhấn chìm (Engulfing) là hai mô hình nến vô cùng quan trọng được sử dụng cùng với vùng cung cầu. Đa phần các nhà giao dịch sử dụng các vùng cung cầu này để tìm kiếm một sự từ chối hay xác nhận của các mức đó.
- Bạn sử dụng các vùng cung và cầu cùng mức độ thành công như nhau trên toàn bộ các khung thời gian. Nhưng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng nó với khung thời gian dài hơn từ H1 trở lên, hiệu quả sẽ cao hơn.
Vùng cung cầu trong Forex dùng để làm gì?
Các vùng cung cầu trong Forex cho phép các trader có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường tài chính hiện tại. Vậy giao dich Forex theo cung cầu có tác dụng gì sẽ được nhắc đến dưới đây:
- Đáng chú ý về vùng cung và cầu phủ kín một vùng rộng hơn so vùng hỗ trợ và kháng cự. Các vùng này cung cấp các vùng giá tin cậy hơn thay vì chỉ đơn giản một đường / mức giá đơn lẻ. Các nhà đầu tư cũng được sử dụng các vùng này để đánh giá các biến động giá trong tương lai.
- Vùng cung bên dưới cho thấy một vùng đang được hội tụ lại bởi người bán khi giá có xu hướng chạm tới mức thấp hơn so với vùng phân giới. Sự dịch chuyển giá nhanh chóng của các vùng đó thể hiện cho đặc điểm của các vùng cung cấp và cầu. Vùng cầu thể hiện những thuộc tính tương tự như vùng cung nhưng lại theo hướng ngược lại. Vùng cầu tương tự như một vùng hỗ trợ lớn.
Xem ngay:
- Profit là gì? Những điều cần biết về Profit
- Những điều cần biết về Binary options robot
- Gợi ý các Sàn forex hợp pháp tại Việt Nam 2022
- Công cụ phái sinh là gì? Cách giao dịch chứng khoán phái sinh
- Mô hình sóng Elliott và cách áp dụng trong giao dịch
Vùng cung cầu trong Forex gồm những gì?
Vùng cung cầu trong Forex chia ra hai dạng là vùng cầu và vùng cung. Cụ thể:
Dạng vùng cầu
Dạng 1: Giảm – Base – Tăng
- Đây là vùng cầu xảy ra theo một xu hướng giảm mạnh, có sự xuất hiện của vùng Base (Giằng co) màu xanh và sau đó giá phục hồi trở lại trong một xu hướng tăng.
- Giải thích: Khi giá giảm xuống ở một mức cụ thể nào đó, các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng đây chính là mức đáy và giá không thể giảm sâu hơn nữa. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư đều đưa ra quyết định mua tại vùng giá này. Cầu nhiều hơn so với cung khiến giá cả tăng.
Dạng 2: Tăng – Base – Tăng
- Đây là vùng cầu xảy ra trong một xu hướng tăng có sự xuất hiện vùng Base và sau đó nó tiếp tục tăng. Khi đó vùng giằng co trở thành vùng cầu.
- Giải thích: Khi giá tăng tới một mức cụ thể nào đó, các nhà đầu tư sẽ không biết giá còn tăng nữa hay không. Do đó khi hình thành giai đoạn này ở một vùng Base thì hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng giá vẫn sẽ tăng lên. Cầu nhiều hơn so với cung khiến giá cả tăng. Vùng Base trở thành vùng cầu.
Dạng vùng cung
Dạng 1: Tăng – Giằng co – Giảm
Giải thích: Khi giá tăng tới một mức cụ thể, vùng base sẽ xuất hiện và đây cũng là lúc các nhà đầu tư không biết giá còn tăng cao hơn trên mức này không. Tiếp theo, phần lớn các nhà đầu tư nghĩ rằng giá không thể tăng lên nữa, do đó họ đem bán đi và khiến lượng cung vượt quá cầu, dẫn tới giá giảm xuống. Vùng Base trở thành vùng cung.
Dạng 2: Giảm – Giằng co – Giảm
Giải thích: Khi giá giảm xuống tới một khu vực cụ thể nào đó thì các nhà đầu tư sẽ băn khoăn liệu giá còn tiếp tục giảm nữa không. Vì thế ngay thời điểm này có sự xuất hiện một vùng Base. Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư cho rằng giá vẫn có thể giảm trở lại hơn mà do đó họ đã bán ra. Điều này khiến cung nhiều hơn so với cầu và dẫn đến giá giảm tiếp tục. Vùng Base trở thành vùng cung.
Cách xác định vùng cung cầu trong Forex
Xác định vị trí vùng cung trên biểu đồ nến
Xác định vùng cung đơn giản với 2 phương pháp sau:
- Khi giá giằng co và có biến động trong xu hướng giảm, một vùng cơ sở được tạo ra. Vùng cơ sở này sẽ tập hợp chuỗi nến sideway (đi ngang) trước đó.
- Khi giá giảm mạnh và diễn ra trên một cây nến duy nhất
Định vị vùng cầu trên biểu đồ Forex
Tương tự như xác định định vị vùng cung thì vùng cầu cũng thông qua 2 phương pháp sau:
- Khi giá chuyển động, giằng co và tạo thành một vùng nến sideway với xu hướng tăng
- Khi tăng giá mạnh trên một cây nến duy nhất
Chiến thuật vùng cung cầu trong Forex
Để có thể giao dịch vùng cung cầu trong Forex hiệu quả thì bạn phải có chiến lược phù hợp. Dưới đây là hai chiến lược bạn nên tham khảo.
Giao dịch theo vùng giá
Các mức cung cầu thường được sử dụng giao dịch trong phạm vi nếu các vùng đó được thiết lập tốt. Các nhà giao dịch có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật hay RSI để xác định được các điều kiện quá mua và bán.
Vì đây là một giao dịch không theo một xu hướng, sẽ tốt hơn nếu bạn giao dịch trong ngày hay giữ các vị trí trong một thời gian dài. Sau khi xem các điều kiện quá mua và bán trên biểu đồ của các khung thời gian ở mức cao như D1, H4, … thì quay trở lại khung thời gian nhỏ hơn để phát hiện thêm các tín hiệu và các yếu tố vào lệnh chẳng hạn như xác định đường xu hướng, mô hình giá, ….
Giao dịch đột phá trên thị trường Forex
Chắc giá không thể duy trì mãi mãi được ở một mức phạm vi xác định và cuối cùng có thể tiến hành một chuyển động theo hướng lên hay xuống. Do đó, nếu bạn không chờ đợi quá lâu và mạo hiểm thì khi giá phá vỡ vùng cung cầu trong Forex bạn sẽ được vào lệnh luôn ngay tại đây.
Kết luận
Biết được vùng cung cầu trong forex đóng vai trò như thế nào trên thị trường là điều cực kỳ quan trọng đối với sự thành công trong giao dịch của bạn . Nó bắt đầu với việc hiểu các khái niệm cũng như biết cách xác định các vùng giá để bạn có thể bắt đầu tận dụng chúng. Qua bài viết trên Top Forex VN hy vọng hữu ích và có thể giúp các nhà giao dịch đưa các vùng cung và cầu vào sử dụng trong giao dịch ngoại hối của bạn một cách hiệu quả.