Bản vị tiền tệ là gì? Các chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử

Khi nhắc đến tổ chức lưu thông tiền tệ thì thuật ngữ bản vị tiền tệ chắc hẳn không còn gì xa lạ với chúng ta nữa. Vậy chính xác bản vị tiền tệ là gì? Các chế độ tiền tệ trong lịch sử ra sao ? Dưới đây sẽ giải đáp tất cả thông tin mà bạn chưa biết về nó.

Bản vị tiền tệ là gì?

Chế độ tiền tệ có nghĩa là nhắc đến hệ thống tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia được quy định bởi pháp luật, trong đó bao gồm các yếu tố khác nhau về lưu thông tiền tệ kết hợp với nhau tạo thành một khối thống nhất. Cụ thể:

Bản vị tiền tệ là yếu tố sử dụng làm căn cứ để định giá đồng tiền, trong đó có chọn một kim loại nào đó hay ngoại tệ hay sức sản xuất trong nước có thể để làm bản đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ: Mỗi một nước sẽ có đơn vị tiền tệ khác nhau, giả dụ tại Việt Nam có đơn vị “Đồng”, Mỹ có đơn vị “Dolllar”, …
Công cụ lưu thông tiền tệ: Là các phương tiện lưu thông và thanh toán được sử dụng như tiền tín dụng, tiền xu, tiền giấy, …

Chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử – chế độ bản vị vàng

Chế độ đơn kim bản vị – Gold Standard là gì?

Gold Standard là gì? Đây là chế độ bản vị tiền tệ chỉ có một kim khí, vàng hay bạc được tự đúc thành tiền, tức là tất cả người dân có thể biến đổi thỏi kim khí thành đồng tiền thông qua việc đem tới nơi đúc tiền và có khả năng miễn trái vô hạn, nghĩa là bắt buộc mọi người phải nhân tiền kim khí pháp định dù số lượng là bao nhiêu. Ở quốc gia nào dùng bạc làm bản vị thường gọi là đơn kim bản vị bạc, còn đối với vàng thì gọi là đơn kim bản vị vàng.

Chế độ bản vị tiền tệ vàng

Ban đầu các nước thường sử dụng bạc làm bản vị trước bởi nó khá nhiều hơn và rẻ hơn vàng, vì thế việc sử vàng đúc thành tiền thì cực nhỏ. Nhưng về sau, mỏ vàng được người khám phá ra nhiều hơn nên việc sử dụng vàng làm bản vị trở nên phổ biến hơn. Do đó dẫn đến tình trạng các quốc gia sử dụng cả bạc lẫn vàng để làm bản vị tiền tệ.

Chế độ lưỡng kim bản vị

Chế độ này sẽ sử dụng hai loại kim khí bạc và vàng để đúc thành tiền và khả năng miễn trái vô hạn. Nó có một giá trị pháp định giữa vàng và bạc. Để hình dung rõ hơn về chế độ này thì ví dụ trước năm 1914, pháp định nghĩa đồng Franc vừa theo bạc vừa theo vàng như sau:

  • 1Franc vàng = 322,5mg vàng có chuẩn độ 0,900
  • 1Franc bạc = 5g bạc có chuẩn độ 0,900

Như vậy 1Franc bạc nặng gấp 25,5 lần so với 1 Franc vàng, nghĩa là giá chính thức 1g vàng bằng giá chính thức 15,5g bạc.

Tuy nhiên trên thực tế thì chế độ lưỡng kim bản vị là nguyên nhân của nhiều việc xáo trộn trong đời sống kinh tế, vì thế sử dụng đồng vàng hoặc đồng bạc còn lệ thuộc sự lên xuống của giá vàng hay giá bạc trên thị trường.

Tại Mỹ, chế độ này được áp dụng vào năm 1792 nhưng trong những năm 1972 đến 1834 thì giá bạc rớt hẳn so với giá chính thức 1 vàng là 15 bạc. Kết quả khiến đồng vàng biến mất chỉ còn đồng tiền bạc kém giá hơn.

Đến đầu năm 1848, khám phá nhiều mỏ vàng tại Calcornia và năm 1851 ở Australia nên sản xuất lượng vàng gia tăng khiến dần mất giá, còn bạc lại cao giá hơn hẳn và rồi cũng dần biến mất trên thị trường.

Các chế độ vàng biến thể

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, chỉ còn kim loại vàng làm bản vị tiền tệ. Cũng từ đấy là mà tiền giấy ngày càng thông dụng hơn, chủ yếu là tiền giấy khả hoán, còn đồng vàng thì càng ít đi. Điều này làm cho châu u đổi kim bản vị vàng nguyên thủy biến thể qua một số hình thái như:

  • Chế độ bản vị tiền vàng (gold specie stardand): một chế độ có tiền giấy khả hoán được chuyển sang tiền vàng theo định nghĩa chính thức.
  • Chế độ bản vị vàng thoi hay còn gọi là chế độ kim định bản vị (gold bullion stardand): Một chế độ tiền giấy không được tự do đổi thành tiền vàng mà cần có một lượng tiền giấy nhất định mới có thể đổi ra một thoi vàng. Chế độ này được thực thi vào năm 1925 tại Anh, nếu muốn đổi tiền giấy ra vàng phải có ít nhất 1500 bảng Anh, còn tại Pháp vào năm 1928 mức tối thiểu cần đổi là 225.000 Franc.
  • Chế độ bản vị hối đoái vàng còn được gọi là chế độ kim hoàn bản vị (gold exchange stardand): Chế độ tiền giấy không đổi trực tiếp thành vàng, nếu muối đổi cần thông qua một đồng tiền trung gian khác, thường đó là đồng tiền có quan hệ chuyển đổi thành vàng.
Chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử

Chế độ ngoại tệ bản vị (Exchange Stardand)

Chế độ ngoại tệ bản vị có đơn vị tiền tệ của một quốc gia được định nghĩa theo một ngoại tệ nhất định, thường là ngoại tệ mạnh và nó được sử dụng để chuyển đổi thành vàng theo một mức giá cố định như bản vị hối đoái vàng.

Ở chế độ này có sự liên hệ giữa đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác được sử dụng làm bản vị tiền tệ theo giá trị chính thức cố định. Đơn vị nào mạnh sẽ được chọn làm phương tiện thanh toán trong giao dịch quốc tế.

các quốc gia theo chế độ này hầu như tích lũy số dư ngoại tệ được sử dụng làm bản vị và gửi có lãi ở các ngân hàng trung gian của quốc gia có đơn vị tiền tệ được chọn làm bản vị.

Theo nguyên tắc về chế độ ngoại tệ bản vị thì nước ngoài có quyền mang tiền quốc gia đó để lấy ngoại tệ và ngược lại theo định nghĩa chính thức. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nước tiến hành chính sách quản lý Forex sẽ không có chính sách này.

Chế độ ngoại tệ bản vị ngày một tăng trưởng nhanh và được sử dụng phổ biến kể từ lúc các quốc gia lần lược xóa bỏ tiền giấy khả hoán.

Bản vị lương thực (Food Standard)

Lương thực đóng vai trò quan trọng rộng khắp thế giới trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Là một quốc gia đã trải qua nhiều năm đói kém nên lương thực được Việt Nam đặc biệt xem trọng. Vì thế lương thực được một vài người đề xuất làm bản vị.

Chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử

Theo quan điểm về bản vị lương thực thì giá trị đồng tiền sẽ đảm bảo nếu như giá lương thực ổn định. Nghe có vẻ đề cao vai trò lương thực nhưng trên thực tế nó không tác dụng tốt trong nông nghiệp. Bởi nếu kinh tế vĩ mô không quản lý tốt thì giá lương thực có ổn định hay thậm chí có giảm xuống, giá hàng hóa phi lương thực vẫn gia tăng và lạm phát vẫn xảy ra chẳng hạn như trong khoảng từ tháng 01/1992 đến 11/1992 giá lương thực giảm 11% trong khi chỉ số giá chung lại tăng mức 13,5%.

Dù trong điều kiện lạm phát nhưng giá lương thực vẫn ổn định, điều này đồng nghĩa với việc lương thực giảm tương đối so với mặt hàng khác, tỷ lệ trao đổi sẽ bất lợi đối với nông sản khiến thu nhập thực tế của nông dân giảm.

Bản vị hàng hóa (Commodity Standard)

Nếu bản vị vàng gắn tiền với lượng vàng nhất định thì bản vị hàng hóa gắn đơn vị tiền tệ với hàng hóa. Bản vị hàng hóa là một loại đồng tiền được đảm bảo thông qua xuất hiện hàng hóa và áp dụng tại nhiều quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây theo mô hình nền kinh tế kế hoạch.

Dựa vào hệ thống thương nghiệp nhà nước và giá nhà nước nên đồng tiền được đảm bảo thông qua hàng hóa cung cấp hay thậm chí theo nhiều nhóm hàng.

Lời kết

Việc lựa chọn một bản vị tiền tệ không chỉ đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật. Nó cũng là hiện thân của các giá trị chính trị và quan điểm của một người về mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. Như vậy qua bài viết trên, Top Forex VN mong rằng thông tin sẽ đem lại cho bạn các kiến thức thú vị và hữu ích.

Biên tập viên

Recent Posts

Mô hình đảo chiều vai đầu vai cho dầu thô WTI (USOIL)

Dường như giá dầu thô WTI (USOIL) đang có sự đảo chiều tiềm năng trên…

8 giờ ago

Đầu tư tài chính dễ dàng với LiteFinance

Nhà môi giới mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây là LiteFinance, có hơn…

12 giờ ago

Giá dầu ngày 03/05 tăng từ mức thấp nhất trong 7 tuần

Topforexvn.com - Trong phiên giao dịch sáng ngày 03/05, giá dầu tăng nhẹ từ mức…

13 giờ ago

Giá vàng ngày 03/05: vàng giảm khi nhà đầu tư tìm kiếm thêm tín hiệu về lãi suất

Giá vàng sáng 3/5 đang niêm yết ở mức 82,9 - 85,2 triệu đồng/lượng, tăng…

13 giờ ago

Coinbase báo cáo lợi nhuận tăng trong bối cảnh tiền điện tử tăng mạnh

Coinbase Global đã đạt được lợi nhuận trong quý 1 với hơn 1 tỷ USD…

13 giờ ago

Phân tích kỹ thuật: Theo dõi mức điều chỉnh kênh USD/CHF

Các nhà giao dịch thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ theo dõi cặp tiền…

1 ngày ago