ROA là gì? Những điều cần biết về chỉ số ROA

Cho dù bạn là nhà đầu tư, nhà phân tích hay thậm chí là nhân viên của một công ty đang tìm cách xác định sự thành công của doanh nghiệp theo cách dễ hiểu thì một trong các cách hữu dụng và được sử dụng phổ biến hiện nay là chỉ số ROA. Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ về sức khỏe tài chính của mình. Vậy ROA là gì và cách tính toán ra sao, cùng Top Forex VN tìm hiểu về chỉ báo này trong bài viết dưới đây nhé.

ROA là gì?

ROA là gì trong chứng khoánROA được viết tắt của Return On Assets hiểu đơn giản là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA là một chỉ báo quen thuộc dùng để đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc kiếm lời trên mỗi tài sản của doanh nghiệp.

ROA là gì

Công thức tính ROA là gì?

ROA là một chỉ báo rất quan trọng đối với các trader trong việc lựa chọn cổ phiếu tốt để đầu tư. Bởi vì, thông qua ROA mà các nhà đầu tư có thể đánh giá sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA càng cao, sự linh hoạt của doanh nghiệp đó càng hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư của mình.

Công thức tính: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản * 100%
Trong đó

  • Lợi nhuận sau thuế lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty = Tổng doanh thu – Tổng chi – Thuế TNDN.
  • Tổng tài sản là tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo gồm tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố định, đầu tư tài chính, bất động sản đầu tư, khoản phải thu, hàng tồn kho, xây dựng cơ bản dở dang và các tài sản khác. Tổng tài sản được hiển thị trong bảng cân đối kế toán.
  • %là đơn vị tính chỉ số ROA
ROA là gì

Để có thể dễ dàng hình dung được cách tính ROA say đây cùng xem xét ví dụ dưới đây:
Giả sử một công ty X có lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 3 tỷ đồng và tổng tài sản bình quân cũng trong năm đó là 33 tỷ đồng.
Vậy ta sẽ tính được: ROA = 3 tỷ / 33 tỷ x 100% = 9.09%

Xem thêm:

Ý nghĩa của chỉ báo ROA là gì?

Chỉ số ROA cho biết khoản vốn sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra trong việc kinh doanh nhằm thu lợi nhuận ròng. Vậy ý nghĩa quan trọng của chỉ báo ROA là gì?

Đối với doanh nghiệp

Dựa theo ROA, chủ quản lý doanh nghiệp sẽ biết số vốn bỏ ra đầu tư và những gì lợi nhuận ròng mang lại. ROA càng cao, doanh nghiệp càng sử dụng tài sản hiệu quả.

Roa cũng là tiền đề để các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh. Khi so sánh ROA qua các thời kỳ hoặc so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng một ngành. Nếu ROA cao, doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì chiến lược kinh doanh này, trong khi nếu ROA thấp, giám đốc điều hành phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Đối với các nhà đầu tư

ROA là gì

ROA cũng được các trader sử dụng để chọn ra các cổ phiếu đầu tư. Khi so sánh chỉ số ROA của các doanh nghiệp cùng ngành, mà doanh nghiệp nào có ROA càng cao thì lợi nhuận tạo ra càng tốt. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ để xác định xem doanh nghiệp có hoạt động tốt hơn hay không.

Vậy là các bạn đã nắm rõ khái niệm khái niệm, cách tính và ý nghĩa ROA là gì rồi đúng không, sau đây sẽ giải đáp bao nhiêu chỉ số ROA là hiệu quả nhất thì cùng đọc phần tiếp theo nhé.

Đối với các ngân hàng cho vay

ROA vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ phụ thuộc vào chỉ báo này để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Chỉ báo ROA bao nhiêu là đạt hiệu quả

ROA thường nhắc đến song song với chỉ báo ROE. Dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế thì ROE của một doanh nghiệp có năng lực tài chính phải trên 15% và khi đó ROA trên 7,5%.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải xem xét mối quan hệ này trong nhiều năm, nếu doanh nghiệp duy trì ROA lớn hơn hoặc bằng 10% trong tối thiểu 3 năm thì mới đánh giá đó là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Khi ROA có xu hướng tăng, nó chứng minh rằng doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

ROA là gì

Bên cạnh đó để xác nhận ROA có hiệu quả hay không phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động lĩnh vực nào?
  • So sánh ROA với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
  • So sánh ROA với kết quả được tính ở quá khứ

Ví dụ: Thông qua các mục tiêu được báo cáo tài chính của công ty A, bạn tính toán ROA tại kỳ này là 10% và kỳ trước là 8% cùng với chỉ tiêu ROA trung bình của ngành là 8,5%. Bây giờ, bạn sẽ đi đến kết luận như sau: Khả năng sinh lời tài sản của kỳ này cao hơn với kỳ trước và so với mức trung bình của ngành, các doanh nghiệp đang có lợi nhuận tài sản tốt hơn so với mặt bằng chung.

Một vài lưu ý khi phân tích chỉ số ROA là gì

Khi tính toán cũng như phân tích ROA cho doanh nghiệp, bạn nên lưu ý một số tiêu chí sau:

  • Bảng Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đáng tin cậy.
  • ROA nhận định khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau
  • ROA tăng trưởng qua các năm là một yếu tố tích cực cho doanh nghiệp.
  • Cần phân tích ROA kết hợp với các chỉ số ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để đưa ra cái nhìn tổng quan hơn.

Ưu và nhược điểm của ROA là gì?

Khi dùng ROA trong việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp thì bạn cũng cần hiểu rõ về ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm

  • Công thức tính ROA khá đơn giản và dễ sử dụng, thường các nhà đầu tư mới đều áp dụng vào khi phân tích cổ phiếu.
  • Có thể sử dụng chỉ số ROA trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và bộ máy có vận hàng tốt không của một doanh nghiệp.

Nhược điểm là gì?

  • Giống như các chỉ số khác thì chỉ số ROA không tuyệt đối bởi nó chỉ phản ánh một khía cạnh của doanh nghiệp và không thể bao quát toàn bộ bức tranh tài chính. Để quyết định đầu tư thì bạn cần kết hợp với những chỉ số khác để từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn hơn.
  • ROA không có ý nghĩa gì nếu như đem đi so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Giả dụ, trong một vài lĩnh vực như công ty tài chính ngân hàng hay bảo hiểm thì tỷ lệ ROA trên 2% đã được coi là hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một vài ngành công nghiệp nặng thì chỉ số này buộc phải trên 10% mới được xem là tốt.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp thường biến động, vì vậy ROA ngắn hạn sẽ không hiệu quả. Các nhà đầu tư nên đánh giá ROA trong dài hạn.
  • Lợi nhuận là một chỉ số cho thấy các công ty có thể sử dụng những phương pháp kế toán để có thể cắt giảm hay thổi phồng vì lợi ích của chính họ. Bởi vì thế mà chỉ số ROA có thể bị bóp méo.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về ROA là gì cũng như ý nghĩa của nó ra sao với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Top Forex VN mong rằng các doanh nghiệp có thể nắm rõ cách tính và có thể sử dụng ROA để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

Biên tập viên

Recent Posts

Mô hình đảo chiều vai đầu vai cho dầu thô WTI (USOIL)

Dường như giá dầu thô WTI (USOIL) đang có sự đảo chiều tiềm năng trên…

22 giờ ago

Đầu tư tài chính dễ dàng với LiteFinance

Nhà môi giới mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây là LiteFinance, có hơn…

1 ngày ago

Giá dầu ngày 03/05 tăng từ mức thấp nhất trong 7 tuần

Topforexvn.com - Trong phiên giao dịch sáng ngày 03/05, giá dầu tăng nhẹ từ mức…

1 ngày ago

Giá vàng ngày 03/05: vàng giảm khi nhà đầu tư tìm kiếm thêm tín hiệu về lãi suất

Giá vàng sáng 3/5 đang niêm yết ở mức 82,9 - 85,2 triệu đồng/lượng, tăng…

1 ngày ago

Coinbase báo cáo lợi nhuận tăng trong bối cảnh tiền điện tử tăng mạnh

Coinbase Global đã đạt được lợi nhuận trong quý 1 với hơn 1 tỷ USD…

1 ngày ago

Phân tích kỹ thuật: Theo dõi mức điều chỉnh kênh USD/CHF

Các nhà giao dịch thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ theo dõi cặp tiền…

2 ngày ago