Tìm hiểu khái niệm và cách tính tổng sản phẩm quốc nội là gì?

Các quốc gia có các thông số khác nhau để họ đo lường nền kinh tế của mình và so sánh nó với các quốc gia khác. Một trong các điểm dữ liệu quan trọng nhất đó là tổng sản phẩm quốc nội hay được biết đến với tên gọi là GDP. Vậy thực chất nó là gì? Cùng Top Forex VN tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và cách tính nó như thế nào nhé.

Thông tin tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội là gì?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tiếng Anh là Gross Internal Product, được hiểu đơn giản là giá trị của thị trường của toàn bộ sản phẩm/dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia tại một giai đoạn nhất định (Thường sẽ được tính theo một năm, một quý).

Tổng sản phẩm quốc nội

Một số ý liên quan đến GDP mà bạn cần nắm rõ:

  • GDP đo lường tổng giá trị thị trường, nghĩa là GDP sẽ thêm nhiều loại sản phẩm tạo ra một chỉ tiêu duy nhất về các giá trị hoạt động kinh tế chính là sử dụng giá của thị trường. Bởi vì giá thị trường đại diện cho lương tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra cho các hàng hóa khác nhau, vì thế nó phản ánh chuẩn xác giá trị của hàng hóa đó.
  • GDP thể hiện đầy đủ toàn bộ các hàng hóa được sản xuất trong nền kinh tế và đem bán một cách hợp pháp ở trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các hàng hóa sản xuất và bán ngầm ra chẳng hạn như dược phẩm bất hợp pháp thì sẽ không được GDP tính vào. Còn với các loại rau củ quả quả có mắt trong cửa hàng mới được tính là một phần của GDP.
  • Tổng sản phẩm quốc nội tính sản phẩm/dịch vụ gồm cả sản phẩm hữu hình (thực phẩm, ô tô, quần áo, …) và dịch vụ vô hình (cắt tóc, y tế, dọn dẹp nhà cửa, …).
  • GDP chỉ tính những giá trị của sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng nhưng trong đó không bao gồm giá trị hàng hóa trung gian.
  • GDP bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong thời kỳ hiện tại nhưng không có hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong quá khứ.
  • GDP tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh trong phạm vi tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình thường trú.
  • GDP phản ánh giá trị sản xuất được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm hay một quý).

GDP bình quân đầu người (GDP per capital) là gì?

Được hiểu là chi tiêu thống kê kinh tế được thể hiện rõ trong kết quả sản xuất kinh doanh tính theo bình quân trên đầu người của một đất nước trong một năm. GDP bình quân trên đầu người của mộ đất nước ở thời điểm cụ thể sẽ tính theo công thức:

GDP bình quân đầu người = GDP của quốc gia / Tổng số dân của một quốc gia

Các yếu tố tác động tổng sản phẩm quốc nội

GDP sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Nhưng thường có ba yếu tố nhất định ảnh hưởng tới chỉ số này.

Dân số

Dân số chính là nguồn nhân lực của xã hội để hình thành của cải vật chất và tinh thần nhưng đồng thời lại là đối tượng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ do chính con người họ tạo ra. Vì vậy, dân số và tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời. Dân số đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia ở thời điểm cụ thể.

FDI

FDI có tên tiếng Anh đầy đủ là Foreign Direct Investment là chỉ số đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đây là loại hình thức đầu tư dài hạn của các các cá nhân hay tổ chức quốc gia này sang quốc gia khác bằng việc xây dựng các nhà máy và cơ sở sản xuất. Chỉ số này là một yếu tố quan trọng vào quá trình sản xuất bởi trong đó có tiền bạc, phương tiện sản xuất, vật chất, cơ sở hạ tầng và một số hoạt động xã hội có liên quan. Như vậy, FDI cũng có những mặt ảnh hưởng tới việc tính toán GDP.

Tổng sản phẩm quốc nội

Lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của sản phẩm và dịch vụ theo thời gian và làm mất đi giá trị của loại tiền tệ nào đó. Một quốc mà muốn tăng trưởng kinh tế ở mức cao thì phải chấp nhận lạm phát với mức nhất định. Tuy nhiên, khi lạm phát tăng vượt mức cho phép, điều này sẽ làm xáo trộn về sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và gây suy thoái kinh tế. Tình trạng lạm phát thường có nhiều nguyên nhân gây, vì thế mà chính phủ luôn có những chính sách quản lý lạm phát hiệu quả.

Xem ngay: 

Tổng sản phẩm quốc nội có ý nghĩa gì?

Chỉ số GDP có một ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia:

  • GDP đo lường và đánh giá tốc độ tăng trưởng của kinh tế cũng như thể hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian của một quốc gia.
  • Tổng sản phẩm quốc nội bị suy giảm sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và kéo theo đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mất giá tiền tệ,… Tất cả đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của dân.
  • Chỉ số GDP bình quân đầu người thể hiện được mức thu nhập tương đối và chất lượng đời sống của người dân của từng quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội

 

Thế nhưng tổng sản phẩm quốc nội cũng có mặt hạn chế:

  • Hoạt động sản xuất chẳng hạn như tự cung, tự cấp và thiếu kiểm soát về tiêu chuẩn sản phẩm, .. không được chỉ số GDP phản ánh một cách đầy đủ.
  • GDP không xem xét và định lượng được các giá trị trong hoạt động kinh tế phi chính thức như việc làm không có giấy tờ, thị trường chợ đen, việc làm tình nguyện và sản xuất của hộ gia đình.
  • GDP không tính tới lợi nhuận thu được do lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài gửi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
  • GDP xem xét đến sản xuất sản phẩm cuối cùng và đầu tư vốn mới nhưng lại bỏ qua các hoạt động chi tiêu và giao dịch trung gian giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • GDP chỉ nhấn mạnh tới sản lượng nhưng lại không xem xét tới tình trạng phát triển tổng thể của một quốc gia. Vì thế mà sự tăng trưởng của GDP không thể đo lường chuẩn xác về sự phát triển của một quốc gia hoặc cuộc sống của người dân.

Cách tính tổng sản phẩm quốc nội

Tính theo tổng chi tiêu

Đây được coi là một trong các phương pháp tính GDP chính xác nhất. Cách tính GDP sẽ được lấy tổng tiền mà các hộ gia đình của quốc gia đó dùng để mua sản phẩm/dịch vụ. Vậy công thức tính tổng sản phẩm quốc nội như sau: GDP = C + G + I + NX
Trong đó:

  • C là tổng chi tiêu của các hộ gia đình dùng sản phẩm/dịch vụ
  • G là tổng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách …
  • I là tổng tiêu dùng của các nhà đầu tư trong đó gồm các khoản chi của doanh nghiệp về thiết bị, nhà xưởng, …
  • NX là cán cân thương mại trong đó NX = xuất khẩu – nhập khẩu.
Tổng sản phẩm quốc nội

Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về phương pháp tính này thì cùng xem ví dụ:
Một nền kinh tế đơn thuần bao gồm: hộ gia đình (H), chủ xưởng bột (M) và chủ tiệm bánh (B). H mua bánh từ B có giá 200 và bột mì từ M có giá 50 ( đây là chi tiêu cho sản phẩm cuối cùng). Còn B mua bột mì từ M có mức giá 40 để tạo ra bánh mì, giả sử M không sử dụng sản phẩm qua trung gian nào khác. Tóm lại cả B và M đều nhận được vốn và dịch vụ lao động từ H. Vậy kết quả tính GDP theo phương pháp chi tiêu là:

GDP = C + G + I + NX => GDP = 20 + 200 = 110 ( Vì chỉ có chi tiêu của hộ gia đình nên I, G, NX sẽ bằng 0)

Tính theo phương pháp chi phí

Tổng sản phẩm quốc nội được tính theo phương pháp này chính là tính tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê tạo ra trong nền kinh tế trong nước. Có công thức như sau: GDP = W ( tiền lương) + I ( tiền lãi) + Pr (lợi nhuận) + R (tiền thuê)+ Ti ( thuế gián thu) + De (khấu hao tài sản cố định)
Tương tự như ví dụ của phương pháp chi tiêu nhưng thay vì xem xét ai mua sản phẩm thì đối với phương pháp chi phí sẽ đi tìm hiểu ai được trả tiền để sản xuất sản phẩm. Cụ thể như sau:
Chi phí thuê lao động dịch vụ vốn của hộ gia đình H nhận

M    40   40    80
B     50   20    70
Vậy tổng số tiền H nhận được để cung cấp 150 là GDP = (40 + 50) + (40 + 20) = 150

Tính theo phương thức sản xuất

Dưới góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Vì thế mà phương pháp này còn gọi chung là phương pháp giá trị gia tăng.

Công thức tính: GDP = (Giá trị sản xuất – chi phí trung gian) + thuế nhập khẩu = Giá trị gia tăng thêm + Thuế nhập khẩu

Trong đó giá trị gia tăng thêm gồm có thu nhập người sản xuất, tiền lương, tiền bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư và các thu nhập khác.

Tổng sản phẩm quốc nội

Cũng tương tự như ví dụ của phương pháp chi tiêu được đề cập trên nhưng trên thực tế không phải toàn bộ các giao dịch trên thị trường đều tính đầy đủ giá trị tổng sản phẩm quốc nội bởi nếu cùng một một sản phẩm thì làm vậy sẽ bị trùng nhiều lần. Vì thế để tính GDP chính xác nhất, bạn cần phân biệt hàng hóa trung gian và được mua để sử dụng làm đầu vào rồi sản xuất sản phẩm khác và chỉ được dùng một lần trong quá trình sản xuất. Ta sẽ có như sau:

  • B mua bột của M với giá 40 và bán cho H với giá 200, bây giờ B sẽ thu được 160
  • H được M trả chi phí thuê lao động 40 và tiền thuê vốn 10, như vậy H kiếm được 50.

Vậy chúng ta sẽ nhận được GDP = giá trị gia tăng thêm + thuế nhập khẩu = (10 + 40) + (200 – 40) = 190.

Lời kết

Tổng sản phẩm quốc nội tăng nghĩa là nền kinh tế đang phát triển và các nguồn lực sẵn có cho người dân trong nước – hàng hóa và dịch vụ, tiền lương và lợi nhuận – đang tăng lên. Qua bài Top Forex VN chia sẻ, nhận thấy đây là một số liệu tài chính mà bạn nên tìm hiểu, đồng thời là một sự kiện có thể mang lại nhiều cơ hội giao dịch.

Biên tập viên

Recent Posts

Mô hình đảo chiều vai đầu vai cho dầu thô WTI (USOIL)

Dường như giá dầu thô WTI (USOIL) đang có sự đảo chiều tiềm năng trên…

2 ngày ago

Đầu tư tài chính dễ dàng với LiteFinance

Nhà môi giới mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây là LiteFinance, có hơn…

2 ngày ago

Giá dầu ngày 03/05 tăng từ mức thấp nhất trong 7 tuần

Topforexvn.com - Trong phiên giao dịch sáng ngày 03/05, giá dầu tăng nhẹ từ mức…

2 ngày ago

Giá vàng ngày 03/05: vàng giảm khi nhà đầu tư tìm kiếm thêm tín hiệu về lãi suất

Giá vàng sáng 3/5 đang niêm yết ở mức 82,9 - 85,2 triệu đồng/lượng, tăng…

2 ngày ago

Coinbase báo cáo lợi nhuận tăng trong bối cảnh tiền điện tử tăng mạnh

Coinbase Global đã đạt được lợi nhuận trong quý 1 với hơn 1 tỷ USD…

2 ngày ago

Phân tích kỹ thuật: Theo dõi mức điều chỉnh kênh USD/CHF

Các nhà giao dịch thân mến! Hôm nay chúng ta sẽ theo dõi cặp tiền…

3 ngày ago