Vốn chủ sở hữu là gì? Tìm hiểu tất tần tật kiến thức về Equity

Trong thế giới kinh doanh và tài chính, vốn chủ sở hữu đề cập đến giá trị của quyền sở hữu đối với một thứ gì đó. Nó được sử dụng để đo lường giá trị của toàn bộ doanh nghiệp gồm một cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành, hàng tồn kho thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc bất kỳ thứ nào khác có giá trị.

Đây là lý do tại sao mà vốn chủ sở hữu quan trọng đối với chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư như vậy. Vì thế giúp kinh doanh của bạn hiệu quả hơn tốt nhất bạn nên hiểu rõ vốn chủ sở hữu là gì và những thông tin liên quan đến nó.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu trong tiếng anh gọi là Equity là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của công ty liên doanh và cổ đông của công ty cổ phần đưa vào nhằm phục vụ hoạt động của công ty.

Các chủ sở hữu góp vốn để cùng tiến hành sản xuất, kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận cho từng người góp vốn khi tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng nhau gánh chịu các khoản thua lỗ nếu doanh nghiệp không có lời.

Ngoài ra trong kinh doanh, vốn chủ sở hữu sẽ được coi là một nguồn tài trợ chính thường xuyên. Nguồn vốn này được sử dụng mục đích thanh toán hết nợ khi doanh nghiệp phá sản, còn lại bao nhiêu sẽ được đem đi chia cho từng chủ sở hữu theo tỷ lệ đóng góp vôn của họ. Đặc biệt, vốn chủ sở hữu sẽ đại diện cho các nhà đầu tư. Do đó, những người góp vốn lớn có quyền lực và quyền lợi rất cao.

Vốn chủ sở hữu là gì

Với chia sẻ ở trên chắc bạn đã nắm rõ khái niệm về vốn chủ sở hữu rồi. Và để tiếp tục xoay quanh vấn đề vốn chủ sở hữu như hệ số vốn chủ sở hữu là gìâm vốn chủ sở hữu là gì, … Các bạn cùng đọc phần tiếp theo ngay bên dưới này nhé

Cách tính toán vốn chủ sở hữu là gì?

Cách tính toán vốn chủ sở hữu không phải là khó. Tuy nhiên để có hiệu quả thì bạn hiểu rõ công thức. Do đó, việc tính toán vốn chủ sở hữu sẽ không thể xảy ra bất kỳ sai sót nào. Đặc biệt là trong quá trình tính toán, bạn cần chú trọng vào các con số bởi vì bạn chỉ cần nhập một số không chính xác có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Có công thức tính như sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó tài sản được tính bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Miễn là tất cả các mặt hàng có thể được thay đổi thành tiền có thể được sử dụng như: Đất, nhà, vốn, hàng hóa, kho và thu nhập khác .

Ví dụ: Khi bạn mua một ngôi nhà trị giá 50.000 đô la (một tài sản), nhưng có khoản vay cần phải trả là 20.000 đô la cho ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy luận ngôi nhà đại diện cho $30.000 vốn sở hữu mà chủ sở hữu có một mình.

Vốn chủ sở hữu vẫn có thể âm nếu nợ phải trả vượt qua tổng tài sản. Đối với một công ty trong quá trình thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần còn lại trên các khoản nợ được thanh toán.

Một số loại hình doanh nghiệp trong vốn chủ sở hữu là gì?

  • Doanh nghiệp nhà nước: Vốn hoạt động đều do nhà nước đầu tư.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn được hình thành bởi nhóm thành viên tham gia vào thành lập công ty.
  • Công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ những cổ đông và họ là chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh góp vốn thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn đến từ chủ doanh nghiệp là cá nhân hay tổ chức sẽ chịu trách nhiệm thông qua toàn bộ tài sản của mình.
  • Doanh nghiệp liên doanh hay xí nghiệp liên doanh: Hình thức góp vốn được thực hiện giữa những doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài.

Xem thêm:

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Sau khi các bạn đã nắm rõ khái niệm và cách tính vốn chủ sở hữu là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu nó gồm những gì? Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, vốn chủ sở hữu thường ở dưới dạng như sau:

Vốn đầu tư (góp vốn của chủ sở hữu)

Vốn cổ phần: Là vốn góp thực tế của cổ đông được quy định theo điều lệ của công ty. Đối với công ty Cổ Phần, số vốn góp ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu
Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền mà doanh nghiệp thu được từ chênh lệch về giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu. Theo quy định của UBCKNN, mỗi cổ phiếu sẽ có mệnh giá nhất định là 10.000 đồng. Cho dù đó là cổ phiếu của Vingroup (VIC), Vinamilk (VNM) hay một tập đoàn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng, nhưng giá giao dịch trên thị trường lại khác nhau.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

  • Bao gồm các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, … Các quỹ này được dành để các doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích khác nhau như các hoạt động đầu tư hoặc dự phòng. Nguồn đến từ lợi nhuận của năm.
  • Tỷ lệ thiết lập các quỹ được quy định theo Điều lệ công ty và không vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật. Lợi nhuận chưa phân phối chính là một khoản lợi nhuận còn lại chưa được chia.
Vốn chủ sở hữu là gì

Chênh lệch sự đánh giá tài sản

Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Phản ánh sự chênh lệch nhờ đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là tài sản cố định, tài sản đầu tư hoặc có thể là hàng tồn kho, …
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong một số trường hợp như sau:

  • Thực tế mua bán, trao đổi và thanh toán phát sinh bằng ngoại tệ
  • Đánh giá lại các mặt tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ
  • Báo cáo tài chính từ ngoại tệ được chuyển đổi sang tiền Việt Nam đồng.

Các nguồn khác

Bao gồm cổ phiếu quỹ: giá trị của cổ phiếu mà doanh nghiệp mua lại. Giá trị này gồm có giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và mọi chi phí liên quan.

Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?

Với các loại hình công ty khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng hình thành từ các nguồn khác nhau. Tại Việt Nam, hiện nay có các loại hình vốn chủ sở hữu như:

Vốn chủ sở hữu là gì
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn lưu động do nhà nước phát hành hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữu vốn là nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được tạo ra bởi các thành viên tham gia trong quá trình thành lập công ty góp vốn vào. Do đó, chủ sở hữu vốn ở đây là các thành viên này.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn hình thành từ cổ đông. Vì thế, cổ đông chính là vốn chủ sở hữu vốn.
  • Đối với các doanh nghiệp hợp danh: Góp vốn bởi các thành viên tham gia trong quá trình thành lập công ty và các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là một doanh nghiệp tư nhân phải có tối thiểu hai thành viên hợp tác và có một thành viên đóng góp.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp góp vào. Do đó, chủ sở hữu của vốn tất nhiên là chủ doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm cho tất cả tài sản của họ.
  • Đối với liên doanh (bao gồm công ty liên doanh và xí nghiệp liên doanh): Liên doanh cũng được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Trường hợp xảy ra tăng giảm vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu tăng

  • Chủ đầu tư đóng góp thêm vốn.
  • Bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận kinh , từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
  • Cổ phiếu phát hành có mức cao hơn mệnh giá
  • Giá trị các khoản tài trợ, quà biếu, tặng khi trừ đi các khoản thuế phải nộp có thể là một con số dương và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi vào tăng vốn của chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu giảm

Các trường hợp có thể làm giảm vốn chủ sở hữu là gì:

  • Doanh nghiệp phải trả lại vốn góp cho chủ sở hữu vốn
  • Cổ phiếu phát hành phải thấp hơn mệnh giá.
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể.
  • Chi trả cho thiệt hại, bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Vốn giảm khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ đối với công ty cổ phần.

Khi vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần đồng nghĩa với việc cấu trúc của doanh nghiệp đang dần thu hẹp hoặc doanh nghiệp đang thua lỗ. Nếu như cứ để tình trạng này kéo dài sẽ khiến vốn chủ sở hữu bị âm và công ty cũng sẽ rơi vào tình trạng thanh lý tài sản từ đó dẫn tới nguy cơ phá sản.

Kết luận

Các thuật ngữ trong đầu tư và kinh doanh thường rất khó hiểu. Vì thế bạn nên hiểu rõ vốn chủ sở hữu là gì và những vấn đề xoay quanh nó vì thế bài viết trên đã chia sẻ tất tần tật những thông tin đó. Top Forex VN hy vọng bạn có thể đọc và nắm rõ về vốn chủ sở hữu để việc kinh doanh của bạn thành công và tốt nhất.

Biên tập viên

Recent Posts

WeCopyTrade lừa đảo hay uy tín?

Công nghệ không ngừng biến đổi và phát triển, thị trường tài chính cũng ngày…

1 ngày ago

Đầu tư tài chính dễ dàng với LiteFinance

Nhà môi giới mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây là LiteFinance, có hơn…

1 ngày ago

Dầu Brent ổn định trên 90 USD do căng thẳng địa chính trị

Topforexvn.com - Trong phiên giao dịch sáng ngày 05/04, giá dầu tiếp tục tăng, dầu…

1 ngày ago

Samsung ước tính lợi nhuận quý 1 tăng gấp 10 lần

Samsung Electronics vào thứ Sáu (5/4) đã ước tính lợi nhuận hoạt động trong quý…

1 ngày ago

Web3 Binance là gì? Cách mua coin trên Binance Web3

Trong thế giới tiền điện tử không ngừng phát triển, Binance đã có một bước…

2 ngày ago

Giá vàng ngày 04/04: lập đỉnh lịch sử sau bình luận của Chủ tịch Fed

Giá vàng hôm nay bật tăng trở lại, lên 81,7 triệu đồng/lượng. Trên thị trường…

2 ngày ago